$746
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phim 79.com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phim 79.com.Johor Darul Tazim là đại diện duy nhất của bóng đá Malaysia, 1 trong 2 đại diện của bóng đá Đông Nam Á (đội kia là Buriram United của Thái Lan) lọt vào vòng đấu knock-out AFC Champions League Elite (cúp C1 châu Á) mùa giải 2024-2025. Đội bóng Malaysia lọt vào vòng 16 đội nhờ thành tích đánh bại các đại diện của bóng đá Hàn Quốc và Trung Quốc ở vòng bảng.Tại AFF Cup 2024, do bất đồng giữa CLB Johor Darul Tazim với đội tuyển Malaysia, Johor Darul Tazim không đồng ý để các cầu thủ của họ lên đội tuyển. Bản thân AFF Cup cũng là giải đấu nằm ngoài FIFA Days nên Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) cũng không thể can thiệp.Dù vậy, đến vòng loại Asian Cup 2027, bất đồng này đã được giải quyết, Johor Darul Tazim cũng không còn lý do gì để ngăn các cầu thủ của họ góp mặt trong màu áo đội tuyển Malaysia. Có đến 9 cầu thủ thuộc CLB Johor Darul Tazim được triệu tập, gồm thủ môn Syihan Hazmi, các hậu vệ Matthew Davies, Shahrul Saad, La'Vere Corbin-Ong, các tiền vệ Afiq Fazail, Natxo Insa, các tiền đạo Romel Morales, Arif Aiman Hanapi và Mohamadou Sumareh. Tất cả những người này đều là trụ cột của đội tuyển Malaysia trong vài năm qua.Đội hình của đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 cũng có đến 11 cầu thu nhập tịch, sinh ra bên ngoài Malaysia. Những cầu thủ nhập tịch được triệu tập lên đội bóng của HLV Peter Cklamovski (người Macedonia) đợt này gồm có hậu vệ cánh phải Matthew Davies (gốc Úc), trung vệ Daniel Ting (Anh), Quentin Cheng (Úc), hậu vệ cánh trái La'Vere Corbin-Ong (Anh), tiền vệ Stuart Wilkin (Anh), Endrick (Brazil), Nooa Laine (Phần Lan), Paulo Josué (Brazil), Natxo Insa (Tây Ban Nha), tiền đạo Romel Morales (Colombia) và Mohamadou Sumareh (Gambia).Cách nay vài ngày, FAM tuyên bố không nhập tịch cho cầu thủ mới, không có gốc gác Malaysia. Dù vậy, đây là những cầu thủ nhập tịch cũ, đã có quốc tịch Malaysia được vài năm, nên họ vẫn đủ tư cách khoác áo đội tuyển quốc gia.25/27 cầu thủ hiện có của đội tuyển Malaysia đang thi đấu ở giải trong nước, có 2 người đang đá bóng ở nước ngoài, gồm hậu vệ Dion Cools (đang khoác áo CLB Buriram United, Thái Lan) và tiền vệ Endirck đang chơi cho CLB TP.HCM tại V-League. Endrick về lý thuyết là người hiểu bóng đá Việt Nam, các tuyển thủ Việt Nam nhiều nhất, vì tiền vệ này đối đầu với các cầu thủ Việt Nam hàng tuần.Malaysia chính là đối thủ trực tiếp tranh chấp chiếc vé đầu bảng F vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với đội tuyển Việt Nam. Ở bảng đấu này, chỉ có đội đầu bảng mới giành quyền lọt vào vòng chung kết giải vô địch châu Á. Hai đội còn lại ở bảng F là Nepal và Lào không được đánh giá cao.Đội tuyển Malaysia sẽ có trận ra quân tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp Nepal vào ngày 25.3. Sau đó, vào ngày 10.6, đội bóng của HLV Peter Cklamovski sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trên sân nhà. Ở AFF Cup 2024, trong khi đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch, Malaysia lại bị loại ngay sau vòng bảng. Tuy nhiên, tại vòng loại Asian Cup 2027, Malaysia sẽ mạnh hơn hẳn, với hàng loạt sự bổ sung nhân sự đã nêu ở trên. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phim 79.com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phim 79.com.Sự ra mắt của ứng dụng Gonta đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm chơi golf cho người dùng trong nước. Không chỉ đơn thuần là một ứng dụng golf, Gonta còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho golfer với nhiều tính năng nổi bật.Đầu tiên có thể kể đến là tính năng Handicap thông minh - công cụ tính toán điểm chấp chính xác, giúp golfer theo dõi và cải thiện phong độ của mình dựa trên lịch sử thi đấu.Trong khi đó, bản đồ GPS chi tiết cung cấp bản đồ sân golf rõ nét và chính xác nhất, giúp người chơi dễ dàng định hình địa hình và lên kế hoạch cho từng cú đánh. Theo thông tin từ GSS, Gonta hiện có bản đồ của 66 sân golf tại Việt Nam, nhiều hơn bất kỳ ứng dụng nào khác.Ứng dụng cũng mang đến khả năng kết nối cộng đồng, cho phép người dùng tạo nhóm chơi, chia sẻ trải nghiệm với bạn bè và quản lý các câu lạc bộ golf, từ việc tổ chức sự kiện đến quản lý quỹ một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó, Gonta cũng cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu suất chơi, từ đó giúp golfer nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ tỷ lệ đánh lên cờ đến phong độ trong các trận đấu gần đây. Đặc biệt, trợ lý ảo Gonta AI sẽ hỗ trợ các golfer trong việc hiểu rõ luật golf, giúp người chơi tự tin hơn trong mọi tình huống trên sân.Ông Nguyễn Trọng Hóa, Giám đốc GSS, chia sẻ: "Chúng tôi đã có hơn một năm cung cấp dịch vụ miễn phí dưới tên gọi Ghandicap, đã nhận được ủng hộ của golfer trong nước. Hơn 10.000 người dùng Ghandicap một năm qua là động lực để GSS chính thức ra mắt Gonta. Hiện ứng dụng Gonta cập nhật bản đồ 66/70 sân golf hiện có của Việt Nam, nhiều nhất trong tất cả các ứng dụng về golf trong và ngoài nước đã có".GSS cam kết sẽ tiếp tục tập trung vào sản xuất phần mềm cho thị trường golf trong nước như: Gonta dành cho cộng đồng các golfer, GMS cho quản lý vận hành sân golf và… nhiều sản phẩm sẽ ra mắt trong tương lai gần.Ứng dụng hiện đã có mặt miễn phí trên CH Play (Andrroid) và Apple Store (iOS), hứa hẹn mang đến trải nghiệm chơi golf tuyệt vời cho người dùng. ️
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này. ️
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng. ️