Đồng lựa chọn can thiệp cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao
Theo Tom'sHardware, khi bị tấn công bởi mã độc (ransomware), nạn nhân thường có hai lựa chọn: trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu hoặc chấp nhận mất toàn bộ. Tuy nhiên, một phương pháp mới cho phép giải mã dữ liệu mà không cần nhượng bộ hacker - chỉ cần đầu tư đủ card đồ họa (GPU). Blogger Tinyhack đã phát hiện cách brute-force khóa mã hóa (thử tất cả khả năng của mã số/mã khóa) của ransomware mang tên Akira - một trong những mã độc phổ biến trên thế giới bằng GPU, nhưng quá trình này tiêu tốn nhiều tài nguyên phần cứng. Nếu sử dụng một card RTX 4090, quá trình giải mã có thể kéo dài đến 7 ngày. Trong khi đó, nếu dùng 16 GPU chạy song song, thời gian có thể giảm xuống còn khoảng 10 giờ.Mã độc Akira sử dụng các thuật toán mã hóa ChaCha8 và KCipher2, tạo khóa dựa trên bốn dấu thời gian chính xác đến từng nanosecond. Vì hệ thống chỉ có thể sinh khóa trong một khoảng hẹp (khoảng 5 triệu nanosecond, tức 0,005 giây), GPU có thể chạy brute-force để thử toàn bộ khả năng trong phạm vi này và tìm ra khóa chính xác.Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Để bẻ khóa thành công, dữ liệu bị mã hóa phải được giữ nguyên trạng thái, vì nếu tệp bị thay đổi sau khi bị nhiễm, dấu thời gian quan trọng có thể bị mất. Ngoài ra, nếu dữ liệu được lưu trên hệ thống lưu trữ mạng (NFS) thay vì ổ cứng cục bộ, độ trễ của máy chủ có thể khiến việc xác định thời gian chính xác trở nên khó khăn hơn.Với nhu cầu xử lý cực lớn, các tổ chức bị tấn công có thể phải thuê máy chủ GPU từ các dịch vụ như Runpod hoặc Vast.ai để tăng tốc độ giải mã. Một khách hàng của Tinyhack đã mất khoảng 3 tuần để giải mã toàn bộ dữ liệu bị nhiễm bằng phương pháp này.Việc tìm ra cách giải mã ransomware mà không cần trả tiền chuộc là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên, cái giá để thực hiện phương pháp này vẫn rất đắt đỏ khi phải đầu tư một hệ thống GPU mạnh, hoặc mất nhiều thời gian. Trong khi đó, những kẻ đứng sau ransomware có thể sẽ sớm tìm cách vá lỗ hổng này, khiến việc giải mã trở nên bất khả thi.Dù có công cụ mạnh mẽ đến đâu, yếu tố bảo mật hiệu quả nhất vẫn nằm ở con người. Việc trang bị kiến thức an ninh mạng, sao lưu dữ liệu thường xuyên và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh rơi vào tình thế phải lựa chọn giữa trả tiền chuộc và chi hàng chục nghìn USD vào phần cứng để giải mã dữ liệu.Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thí sinh 'vượt vũ môn' kỳ thi tốt nghiệp THPT
Ngày 5.4, giá xăng dầu giữ đà tăng, giá dầu thô Brent vượt mốc 90 USD/thùng sau khi hợp đồng giao tháng 6 tăng 1,3 USD, tương đương 1,5%, lên 90,65 USD/thùng. Tương tự, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 cũng tăng 1,16 USD, tương đương 1,4%, lên 86,59 USD/thùng.
Gần 44.000 người Việt du học Hàn Quốc: Cần biết gì về những chính sách mới?
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Thử sức Volkswagen Teramont trên hành trình dọc đại ngàn Tây Nguyên
Quang Hải (CLB Công an Hà Nội), Hoàng Đức (Ninh Bình) và Doãn Ngọc Tân (Thanh Hóa) là những tiền vệ thường xuyên được thi đấu chính thức cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, góp công lớn vào ngôi vô địch Đông Nam Á của đoàn quân trong tay HLV Kim Sang-sik.Điều trùng hợp là ở các vòng đấu thuộc giải hạng nhất và V-League diễn ra cuối tuần vừa rồi, họ đồng loạt tỏa sáng, đồng loạt ghi những bàn thắng rất đẹp. Quang Hải ghi bàn trong trận hòa 4-4 giữa CLB Công an Hà Nội (CAHN) với Quảng Nam trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội), Hoàng Đức ghi bàn trong trận đấu then chốt ở giải hạng nhất giữa Ninh Bình và Bình Phước trên sân Bình Phước, còn Ngọc Tân lập công ở trận đấu rất hay giữa Thanh Hóa và CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất. Những bàn thắng được Quang Hải, Hoàng Đức và Ngọc Tân thể hiện đúng phong cách và điểm mạnh của từng người. Đó là chất kỹ thuật của Quang Hải khi anh chọc thủng lưới CLB Quảng Nam, là thể lực dồi dào cùng sự mạnh mẽ trên sân của Doãn Ngọc Tân hay khả năng gây bùng nổ của Hoàng Đức.Đặc biệt, Hoàng Đức và Ngọc Tân ghi bàn từ những tình huống sút xa đẳng cấp, thể hiện tư duy chơi bóng hiện đại nơi các cầu thủ tiền vệ nội hiện nay: họ sẵn sàng dứt điểm từ ngoài khu vực cấm địa của đối phương ngay khi phát hiện khoảng trống ở trước mặt, thay vì chọn lối đá an toàn, đem bóng đến sát vùng cấm địa, rồi tìm cách chuyền cho các tiền đạo ở phía trên. Điều quan trọng khác, trong suốt vài vòng đấu vừa qua, từ sau khi trở về CLB từ đội tuyển quốc gia, các cầu thủ vừa nêu thi đấu rất ổn định, chứng tỏ họ vẫn luôn có khao khát cống hiến, vẫn muốn giữ vững chỗ đứng của mình ở cấp độ CLB cũng như cấp độ đội tuyển quốc gia. Đó là điều mà HLV Kim Sang-sik rất quan tâm.Đây là chi tiết rất quan trọng dành cho đội tuyển Việt Nam, trong bối cảnh đội tuyển sắp tập trung trở lại, làm nhiệm vụ tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Trước đó, một trong những nguyên nhân chính giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik thành công tại AFF Cup 2024 là nhờ chúng ta sở hữu hàng tiền vệ rất mạnh.Hiện tại, khi các tiền vệ trụ cột của đội tuyển Việt Nam vẫn đạt phong độ cao, điều này một lần nữa tạo tiền đề cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik giữ nguyên sức mạnh tại vòng loại Asian Cup sắp diễn ra. Tuyến giữa chắc chắn, sẽ giúp cho toàn đội ổn định được lối chơi, ổn định được phong cách thi đấu. Cựu Phó chủ tịch chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm bình luận: "Hàng tiền vệ của đội tuyển Việt Nam có khả năng kiểm soát bóng rất tốt. Trong thời gian tới đây, các tiền vệ của đội tuyển Việt Nam cần tiếp tục phát huy yếu tố vừa nêu để giữ vững sức mạnh cho đội tuyển trước các đối thủ ở vòng loại Asian Cup 2027".Về khả năng giữ bóng, Hoàng Đức và Quang Hải đều là những cầu thủ giàu kỹ thuật, có năng lực kiểm soát bóng hàng đầu Đông Nam Á. Còn Doãn Ngọc Tân sẽ đóng vai trò là người thu hồi bóng từ chân đối phương, rồi phân phối lại cho Hoàng Đức và Quang Hải. Ngoài những cầu thủ nói trên, 1 tiền vệ khác của đội tuyển quốc gia là Hai Long (Hà Nội FC) cũng có phong độ ổn định từ sau AFF Cup 2024. Với Hoàng Đức, Quang Hải, Ngọc Tân và Hai Long vẫn đều đặn tỏa sáng trên sân cỏ trong nước, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik hứa hẹn sẽ giữ nguyên vị thế của mình trên đấu trường quốc tế trong năm 2025.