Phải lòng miền Tây
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “AI for a Better World” (Trí tuệ nhân tạo cho một thế giới tốt đẹp hơn), do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 11.1, nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ SIU Prize 2025.Hội thảo quy tụ gần 500 đại biểu quốc tế và trong và ngoài nước là các nhà cố vấn hoạch định chính sách của Liên Hiệp Quốc, của Chính phủ Việt Nam và Mỹ; lãnh đạo, nhà khoa học đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, bệnh viện trên thế giới. Bên cạnh đó có đại diện các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến y tế, công nghệ, AI; thành viên các hội đồng giám khảo SIU Prize, các tiến sĩ ứng viên giải thưởng SIU Prize Computer Science; học viên ĐH và sinh viên ưu tú từ các trường ĐH tại Việt Nam.Tâm điểm của hội thảo xoay quanh các vấn đề thời sự toàn cầu như phát triển AI an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo và chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân...Đặc biệt, hội thảo đã thu hút gần 30 bài nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học thế giới, tập trung vào những ứng dụng đột phá của công nghệ, AI trong nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, công nghệ xã hội...Có mặt tại hội thảo, giáo sư Thomas P.Kehler, Trưởng nhóm khoa học, đồng sáng lập và CEO của Crowdsmart San Francisco, Mỹ đã có bài phát biểu về "khung AI lấy cảm hứng từ vật lý và thần kinh học cho một tương lai bền vững từ các mô hình biểu tượng đến trí tuệ tập thể".Nghiên cứu của ông Thomas P.Kehler mô tả sự phát triển của một kiến trúc AI thế hệ mới, không chỉ giảm thiểu rủi ro và tích hợp nhận thức con người mà còn có tiềm năng cách mạng hóa lĩnh vực này. Kiến trúc mới này dựa trên các nguyên tắc cơ bản từ lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý, sinh học tính toán và thần kinh học. Phiên bản đầu tiên của kiến trúc này kết hợp khoa học trí tuệ tập thể với cách tiếp cận học tập thích ứng, xây dựng các mô hình tri thức từ sự hợp tác giữa con người và các tác nhân AI. Trong khi đó, tiến sĩ Michael Cardei và tiến sĩ Thái Trà My, bộ môn khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin, ĐH Florida, Mỹ đã đề cập đến các cuộc tấn công xâm nhập mạng là mối đe dọa đáng kể đối với các hệ thống máy tính và an ninh mạng. Việc phát hiện và hiểu rõ các cuộc tấn công này là điều cần thiết để duy trì hệ thống an toàn.Nhóm đã nghiên cứu về việc sử dụng AI có khả năng giải thích để tăng cường tính dễ hiểu của các mô hình học trong phát hiện xâm nhập mạng ở mức độ nơ-ron, từ đó thu được những thông tin chi tiết hơn. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu CIC-IDS 2017, huấn luyện một mạng nơ-ron sâu để phát hiện các hoạt động mạng độc hại. Sau đó, chúng tôi phân tích các kích hoạt của các nơ-ron quan trọng để đạt được sự phân tách tinh vi hơn giữa các mô hình tấn công, dẫn đến một hệ thống phát hiện xâm nhập chi tiết hơn", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.Ở tầm vĩ mô, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (đồng sáng lập, đồng Chủ tịch, Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, Giám đốc Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới, Mỹ) và tiến sĩ Michael Dukakis (Chủ tịch Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới; đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng các nhà tư tưởng, Diễn đàn Toàn cầu Boston), cho rằng phát triển nhanh chóng của AI mang lại cơ hội chưa từng có để cải biến cách thức quản lý và cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của AI hoặc quản trị, bỏ qua bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng AI để nâng cao phán đoán và năng lực của con người trong lĩnh vực này.Nghiên cứu của 2 tiến sĩ đã đề xuất mô hình Chính phủ AIWS (Artificial Intelligence World Society), là một chính phủ quốc gia hoạt động liên tục 24/7, được tăng cường bởi AI và tuân theo các nguyên tắc của AIWS. Ngoài ra, nhóm đã giới thiệu Boston Areti AI (BAI), một tác nhân AI được thiết kế để hỗ trợ các nhà lãnh đạo, học hỏi từ những cá nhân xuất chúng."Mô hình Chính phủ AIWS hướng đến một hệ thống quản trị minh bạch, có nguyên tắc và đặt trọng tâm vào công dân, hoạt động không ngừng nghỉ, đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục. Mô hình này không yêu cầu cắt giảm nhân sự mà thay vào đó tổ chức lại nhân viên thành các ca làm việc được hỗ trợ bởi AI, giúp chính phủ vận hành hiệu quả và liên tục", ông Tuấn cho hay.Ngoài quản trị, nhóm nghiên cứu còn đề cập đến sự ra đời của ĐH AIWS và Y tế AIWS nhằm minh họa cách mà khung nguyên tắc AIWS có thể truyền cảm hứng cho các cải cách toàn diện trong giáo dục và y tế. Các khái niệm này thúc đẩy việc chấp nhận AI một cách đạo đức và hiệu quả, tạo điều kiện cho đổi mới, xây dựng lòng tin công chúng và nâng cao chất lượng cuộc sống.Phát hiện loại enzyme giúp tạo ra tinh trùng suốt đời
Từ nhỏ, ông Đệ đã đam mê chế tạo mô hình tàu, thuyền. Vì vậy, ông không ngừng mày mò nghiên cứu, học hỏi từ sách báo, phim ảnh và cả những con tàu ngoài đời thực.Năm 2018, ông bắt đầu làm mô hình tàu. Ban đầu, là những mô hình nhỏ bằng tấm xốp; dần dần, sản phẩm được trau chuốt và có độ chính xác cao hơn. "Tôi làm nghề cho thuê âm thanh, ánh sáng. Có dịp đi đây, đi đó nhiều, thấy những mô hình tàu, thuyền trưng bày, đam mê trỗi dậy nên tôi tự học làm", ông Đệ kể.Để hoàn thiện sản phẩm, ông học hỏi từ người quen về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, thiết bị thu, nhận sóng, điều khiển tốc độ. Sau đó, ông tự tìm tòi trên mạng xã hội, cải tiến chất liệu thân tàu bằng keo composite để tàu gọn nhẹ, dễ di chuyển. Vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa tìm nguyên vật liệu phù hợp, đến năm 2020, ông mới làm xong chiếc tàu bằng composite đầu tiên và có bộ điều khiển chạy trên mặt nước.Theo ông Đệ, nguyên liệu làm tàu là nhựa composite và nhựa pima. Nhờ đó, tàu làm ra có độ bền trên 7 năm. Khó khăn nhất trong việc làm mô hình tàu sân bay điều khiển từ xa là từng công đoạn phải tự thử nghiệm, lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần.Đến nay, ông đã làm hơn 40 chiếc tàu đồ chơi điều khiển từ xa với nhiều kích cỡ và kiểu mẫu khác nhau, như: tàu sân bay, tàu Titanic, tàu du lịch, tàu chở hàng, tuần dương hạm, tàu tuần tra điều khiển từ xa, du thuyền…Những mẫu tàu được ông Đệ làm với nhiều kích thước, tỉ lệ 1/100 so với phiên bản thật. Có những chiếc tàu sân bay được ông làm với kích thước trên 3 m, có thể di chuyển ổn định trên mặt nước.Mỗi chiếc tàu mất khoảng 45 ngày để hoàn thiện. Đặc biệt, một số mô hình tàu chiến có thể điều khiển từ xa, chạy trên mặt nước như thật. Nhờ sự công phu và chất lượng cao, các mô hình tàu của ông Đệ được nhiều người đam mê tìm mua. Mỗi chiếc tàu mô hình có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và độ chi tiết. Khách hàng của ông không chỉ trong nước mà còn có những người yêu thích mô hình tàu ở nước ngoài đặt mua. Ông Đệ cho biết đang ấp ủ trình làng những sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn.
Phong cách Barbiecore: Gam màu hồng thống trị trong năm nay
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
K. cũng mong mỏi rằng các thủ tục gia hạn học phí sẽ đơn giản hơn, để những sinh viên khó khăn có thể áp dụng. “Trường mình muốn gia hạn học phí phải có giấy xác nhận hộ nghèo. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có chứng nhận này. Có thể họ chỉ gặp khó khăn trong 1 giai đoạn nào đó thì làm sao để gia hạn học phí”, K. nói.
Đòn tâm lý của Nga
Từ sớm tinh mơ mùng 3 tết, tại bãi biển Sa Huỳnh, những bô lão trong Ban tế tự vạn chài Thạch Bi và nhiều ngư dân P.Phổ Thạnh tề tựu tại lăng thờ thần Nam Hải để chuẩn bị cho lễ hội ra quân nghề cá. Mâm cỗ được thành kính dâng lên ban thờ, hương trầm thơm ngát thoảng bay trong gió xuân se lạnh. Cụ Nguyễn Sáu, Trưởng ban tế tự vạn chài lầm rầm khấn nguyện cầu cho sóng yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, lẫn với tiếng chuông ngân nga trong sương sớm. Mọi người lần lượt dâng nén hương thơm lên bàn thờ thần Nam Hải cầu mong được chở che vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên sóng nước. Sau đó, các bậc cao niên trong vạn chài mang lễ vật chèo thúng chai sang thắp hương khấn cầu Thiên Y A Na tại ngôi miếu thờ nằm ở phía bắc cửa biển Sa Huỳnh. Tại lễ ra quân nghề cá năm mới, chật kín người náo nức chờ xem lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội truyền thống trao truyền qua bao đời của cư dân ven biển Sa Huỳnh. Họ diện những bộ quần áo mới với gương mặt rạng ngời, tươi cười chúc nhau gặp nhiều may mắn. "Lễ cầu ngư đối với ngư dân nơi đây thiêng liêng lắm. Vậy nên cứ đến mùng 3 tết là chúng tôi cùng chính quyền tổ chức lễ hội để cầu mong xóm làng yên lành, cuộc sống đủ đầy; khấn vái Ông Nam Hải phù hộ cho sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hầu hết người dân các làng chài cùng con em sinh sống phương xa về quê đón tết đến xem và chung vui...", cụ Lê Ơi cho biết.Đội múa hát sắc bùa với lời ca mượt mà cùng điệu múa uyển chuyển làm mê đắm lòng người. Nội dung bài hát cầu chúc ngư dân đánh bắt được nhiều cá tôm, mong trời yên, biển lặng và là lời nhắn nhủ đoàn kết, giúp nhau vượt qua nguy nan. Tiếp đến là đội hò bả trạo gồm 16 người. Họ hát múa, mô phỏng những động tác khi đang đánh bắt trên biển: chèo thuyền, buông và kéo lưới… Cách nơi diễn ra lễ hội vài trăm mét có nhiều tàu cá trang hoàng lộng lẫy neo đậu trước giờ xuất phát. Gần 10 giờ sáng, tiếng loa gióng giả từ lễ đài hòa cùng những hồi trống thúc giục lòng người. Tàu cá QNg 94217 TS của ngư dân Kiều Vương dẫn đầu lướt trên sóng nước hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Hàng chục tàu cá tiếp nối xuất bến vươn ra biển khơi giữa tiếng hò reo cổ vũ của người dân chen kín trên bờ.Khi tàu đến trước miếu thờ thần, ngư dân đứng tuổi bước đến phía trước thành kính khấn nguyện. Ra khỏi cửa biển, con tàu lượn vòng tròn như vẫy chào tạm biệt đất liền và cầu tài lộc cho cả năm làm ăn thuận lợi."Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, bà con ra khơi đánh bắt được mùa tôm cá. Năm 2024, nhờ có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên ngư dân mạnh dạn đầu tư sắm ngư cụ, cải hoán, sửa chữa tàu thuyền vươn khơi bám biển, đánh bắt đạt khá...", cụ Nguyễn Sáu cho hay.P.Phổ Thạnh có 1.075 tàu cá với gần 8.000 ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên biển. Trong đó, có khoảng 700 tàu công suất lớn khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Năm 2024, sản lượng hải sản khai thác của ngư dân P.Phổ Thạnh được trên 54.000 tấn, đạt hơn 103% so với chỉ tiêu đề ra. "Chúng tôi vận động ngư dân nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức lao động sản xuất, chung tay bảo vệ môi trường biển, khai thác thủy sản hợp lý và bền vững, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau. Chính quyền phường sẽ vận động ngư dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất và thu nhập...", ông Nguyễn Viết Thanh, Chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, nói.