CEO áo dài Ngọc Trang: Tôi muốn góp phần gìn giữ tà áo dài Việt Nam
Nữ diễn viên Jennifer Lopez được cho là cảm thấy "lo lắng và quan ngại" sau khi biết rằng chồng cũ và gia đình anh nằm trong số 130.000 người phải sơ tán theo lệnh khẩn cấp, từ vùng bờ biển Thái Bình Dương đến khu vực Pasadena (Mỹ).Một nguồn tin nói với Page Six rằng Jennifer Lopez đã "liên lạc ngay khi nghe tin về việc ngôi nhà của Ben có nguy cơ bị đe dọa và anh ấy phải sơ tán" để xem Ben Affleck đối phó ra sao trong tình huống căng thẳng này.Ngoài ra, cô cũng muốn Ben Affleck biết rằng cô luôn sẵn sàng hỗ trợ anh và các con riêng (với vợ cũ Jennifer Garner). "Cô ấy đã đề nghị hỗ trợ bất cứ điều gì họ cần", nguồn tin cho biết.May mắn thay, ngôi nhà của Ben Affleck vẫn đứng vững qua vụ cháy rừng lớn đang hoành hành ở Los Angeles. Sau khi rời khỏi nơi ở của mình, nam diễn viên được nhìn thấy đã đến trú ẩn tại nhà của vợ cũ Jennifer Garner.Dẫu vậy, những cơn gió mạnh vẫn tiếp tục quét qua Los Angeles và có thể gây ra các đám cháy mới, mặc dù chúng đã giảm bớt sự nguy hiểm so với đỉnh điểm vào đêm thứ ba, rạng sáng thứ tư tuần này theo giờ địa phương.Ngôi sao bộ phim Armageddon mới chuyển đến sống ở Pacific Palisades (khu vực cháy rừng ở Los Angeles) trong thời gian ngắn, sau khi mua ngôi nhà trị giá 20,5 triệu USD sau khi ly hôn Jennifer Lopez.Dù không xa hoa như nơi anh từng sống với Jennifer Lopez tại Beverly Hills, nhưng ngôi nhà hiện tại của Ben Affleck vẫn rất rộng rãi và đầy đủ tiện nghi với diện tích hơn 500 m2, bao gồm 5 phòng ngủ và 6 phòng tắm.Trước đó, anh từng sống trong một biệt thự ở Georgian rộng lớn hơn 3.000 m2 mà anh và Jennifer Lopez từng mua với giá 60 triệu USD. Biệt thự này có 12 phòng ngủ, 24 phòng tắm, cùng nhiều tiện nghi như gara chứa 12 xe và thang máy. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn chưa tìm được người mua sau khi rao bán nó với giá 68 triệu USD.Hoa hậu Ngọc Hân theo học thạc sĩ ở tuổi 34
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.
Ẩm thực Việt Nam nhiều lần được vinh danh trên tạp chí thế giới nổi tiếng
Ngày 20.1, Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Ngọc Diệu Huyền (55 tuổi, ngụ phòng 501 nhà B2 chung cư Phước Lý, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cơ quan điều tra đồng thời thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nữ bị can này, thu giữ các tài liệu phục vụ mở rộng vụ án.Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 1.2022, thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, Huyền nắm được thông tin một số người dân có nhu cầu thuê căn hộ chung cư thuộc diện chính sách nhà ở xã hội nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Dù không có việc làm ổn định, nhưng Huyền vẫn "nổ" có nhiều mối quan hệ cá nhân với cán bộ nhà nước, nhất là những lãnh đạo cấp cao, có khả năng giải quyết, bố trí việc "chạy" thủ tục được thuê chung cư nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Đà Nẵng.Để bị hại tin tưởng, Huyền tự dựng chuyện căn hộ 501 nhà B2 chung cư Phước Lý mà Huyền đang ở nhà do nhà nước cấp.Huyền tự đặt ra các chi phí xin thuê căn hộ chung cư nhà ở xã hội là 40 triệu đồng/căn, thời hạn giải quyết 6 tháng. Tin lời Huyền hướng dẫn cách làm hồ sơ, thủ tục, nhiều người đã đưa tiền nhờ Huyền giúp đỡ.Không chỉ nhận đăng ký thuê chung cư nhà ở xã hội từ những người này, Huyền còn nói các nạn nhân giới thiệu nhiều người thân, bạn bè.Thống kê ban đầu xác định, từ tháng 1.2022 đến tháng 1.2024, Phạm Ngọc Diệu Huyền đã lừa đảo 14 vụ, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng của nhiều nạn nhân.Đáng chú ý, dù số tiền mỗi bị hại chỉ vài chục triệu đồng, nhưng hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, không có nơi ở ổn định, đã dành tiền tích cóp để đưa cho Huyền với hy vọng an cư.Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu đang tiếp tục mở rộng vụ án, đồng thời đề nghị các nạn nhân của Phạm Ngọc Diệu Huyền liên hệ Công an Q.Hải Châu (16 Phan Đình Phùng, Q.Hải Châu, gặp đại úy Đặng Nguyễn Phú - điều tra viên, điện thoại 0937.774.343) để được hỗ trợ.
Chỉ ít ngày cuối tháng 12.2024, hàng loạt kênh TikTok dạy tiếng Anh tại Việt Nam đã bị xóa video, thậm chí khóa kênh vì các báo cáo vi phạm bản quyền bất thường. Nhiều chủ kênh cho biết không chỉ một mà nhiều kênh họ sở hữu đồng loạt "bay màu" (bị xóa khỏi nền tảng - PV), kể cả những kênh mới lập ra hoặc kênh TikTok dự phòng.Anh Nguyễn Hoàng Huy - một thầy giáo 9x nổi tiếng với điểm thi IELTS 9.0 và sở hữu kênh TikTok dạy học IELTS miễn phí lên tới hàng nghìn người theo dõi cùng lúc mỗi lần phát trực tiếp (livestream) cho biết chỉ trong ít ngày, cả kênh TikTok chính thức lẫn kênh dự phòng đều bị xóa sổ. Trên trang Facebook cá nhân, Huy cũng xác nhận nhiều người trong giới IELTS, từ mới làm cho đến những nhân vật đã có kinh nghiệm lâu cũng rơi vào tình huống tương tự."Đi một vòng kiểm tra sẽ thấy liền cảnh 'hoang tàn'. Làm giáo dục mà 1 tuần 7 ngày, ngày nào cũng phải kiểm tra xem hôm nay bị phá cái gì", Hoàng Huy chia sẻ. Kim Ngân, một chủ kênh TikTok dạy tiếng Anh khác cũng thông báo đã mất kênh có hơn 141.000 tài khoản theo dõi và trên 1,1 triệu lượt thích trong đợt "càn quét" này. Kênh "Panda Station" của Ngân được xây dựng để chia sẻ tài liệu cho học sinh IELTS cả trong lẫn ngoài trung tâm. Dù đã kháng nghị, chủ kênh TikTok nhận thấy hy vọng là rất mong manh. "Mong rằng đây sẽ là kinh nghiệm xương máu cho ai định xây kênh liên quan đến các kỳ thi quốc tế nhé", cô bình luận.Trong thông báo gửi tới chủ kênh, TikTok cho biết tài khoản của người này bị cấm vĩnh viễn vì "nhiều lần vi phạm Chính sách về quyền sở hữu trí tuệ" của hãng. Người dùng có quyền gửi kháng nghị nếu cho rằng quyết định trên là nhầm lẫn.Một chủ sở hữu hệ thống kênh mạng xã hội chia sẻ kiến thức tiếng Anh cho biết khi xem tên người báo cáo bản quyền thì xuất hiện tên của một tổ chức giáo dục, tư vấn du học quốc tế đang hoạt động và có văn phòng chính thức tại Việt Nam. Chủ kênh này không rõ lý do chính xác nội dung của mình bị quét bản quyền, nhưng đặt nghi vấn vì liên quan tới IELTS, hoặc có thể do công cụ quét bản quyền nhãn hiệu tự động đa nền tảng được nhiều thương hiệu lớn sử dụng.Anh nói: "Có lẽ mạng xã hội TikTok cũng hơi nhạy cảm với điều này khi chấp thuận các cáo buộc. Mình đã liên hệ với phía tổ chức kia, có lẽ đã xảy ra nhầm lẫn".Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Nhân - nhà sáng lập Nhân Nguyễn Sharing và là một chuyên gia về truyền thông, mạng xã hội cho rằng "đang có nhiều nghi vấn" vì chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt kênh mạng xã hội của các trung tâm tiếng Anh, dạy IELTS bị đánh vi phạm bản quyền. Anh cho rằng có thể xuất hiện bên thứ ba lợi dụng lỗ hổng của công cụ kiểm duyệt và nền tảng mạng xã hội để phá hoại, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng."Không loại trừ khả năng có cạnh tranh không lành mạnh ở đây. Hiện chủ kênh chỉ biết kêu cứu trong vô vọng, gửi yêu cầu tới các kênh hỗ trợ của nền tảng nơi tài khoản của họ bị khóa. Cá biệt, có kênh kêu cứu xong lại bị khóa tiếp lần nữa", anh Nhân bình luận.Tình trạng sập hàng loạt kênh TikTok như hiện tại không chỉ ảnh hưởng tới người sở hữu mà cả các học viên đang theo dõi chương trình IETLS, giảm cơ hội tiếp cận đến nhiều chia sẻ miễn phí và hữu ích từ những người có kinh nghiệm đi trước, hoặc từ các đơn vị uy tín.Bên cạnh đó, việc này cũng khiến một số chuyên gia mạng xã hội và bảo mật quan ngại về khả năng lừa đảo, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. "Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng lừa đảo khi các trang, kênh chính thức bị báo cáo vi phạm và khóa, thì kẻ gian sẽ có cơ hội lập ra các tài khoản giả mạo trung tâm, người có uy tín để thực hiện các kịch bản lừa đảo trên mạng", một chuyên gia cảnh báo.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bật tăng, vì sao?
Chiều 15.1, TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xét xử vụ án Hạc Thành Tower. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm trong việc quyết định giá giao đất của Công ty TNHH MTV Sông Mã trong quá trình thực hiện cổ phần hóa; ký Quyết định số 4562/QĐ-UBND ngày 23.12.2013 về phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của Công ty CP Sông Mã (tên sau cổ phần hóa) là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm Công ty TNHH MTV Sông Mã chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp không bao gồm giá trị khu đất số 3 Phan Chu Trinh tại thời điểm giao đất, gây thiệt hại cho nhà nước.Tại phần xét hỏi chiều nay, trình bày trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Đình Xứng khẳng định ông không hề biết việc xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower năm 2013 mức 21 triệu đồng/m2 là sai.Bị cáo Nguyễn Đình Xứng lý giải, thời điểm năm 2013 ông mới được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khi đang làm Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, nên không được tiếp cận hồ sơ vụ việc giao đất, xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower từ đầu, vì dự án có từ năm 2009. Do đó, bị cáo Xứng không đồng tình khi cáo trạng xác định ông "biết sai nhưng vẫn làm"."Tôi không đồng tình khi cáo trạng nói tôi biết sai nhưng vẫn làm, thời điểm đó tôi không biết là sai, cái này nó liên quan đến đạo đức. Tôi làm phó chủ tịch tỉnh thì được phân công theo dõi giá cả, nhưng hồ sơ từ đầu không được tiếp cận. Khi xem hồ sơ trình, các cơ quan tham mưu chỉ nói rằng năm 2009 hội đồng đã phê duyệt, nên không cần xem lại giá đất nữa", bị cáo Xứng nói.Bị cáo Xứng cũng khẳng định trước tòa rằng ông không vụ lợi, không có quan hệ tình cảm với những lãnh đạo của doanh nghiệp được giao đất."Tôi và các anh ở đây không có động cơ gì cả. Động cơ vụ lợi không có, động cơ tình cảm tôi cũng không có. Anh Hướng (bị cáo Đinh Xuân Hướng - PV), anh Sơn (bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn - PV) thì sau này tôi mới biết chứ lúc đó không hề quen biết. Tôi nhận trách nhiệm mình cũng thiếu hiểu biết, nên đề nghị HĐXX chỉ xem xét tôi hành vi thiếu trách nhiệm thì tôi chấp nhận", bị cáo Xứng nói.Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Nguyễn Đình Xứng về việc ký quyết định về xác định giá đất và các văn bản liên quan đến dự án Hạc Thành Tower ông có biết phải căn cứ theo quy định nào không?Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đình Xứng nói: "Tôi cũng không nắm được, vì công việc nhiều, chỉ thấy năm 2009 đã phê duyệt rồi, đã yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền rồi, nên không có yêu cầu giải trình thêm vấn đề gì về giá đất".