BHXH TP.HCM nói gì về việc người dân 'giăng võng nằm xuyên đêm chờ'?
Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra lệnh bắt khẩn cấp Võ Duy Tân (27 tuổi, quê Tiền Giang, tài xế công nghệ), Võ Văn Long (56 tuổi), Nguyễn Ngọc Long (45 tuổi) và Trần Văn Minh (56 tuổi, cùng ở Q.Bình Thanh, tài xế xe ôm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là động thái khẩn trương của cơ quan điều tra liên quan vụ TP.HCM: Làm rõ vụ nhiều tài xế hỗn chiến trước Bệnh viện Q.Bình Thạnh, xảy ra hôm qua (ngày 9.1).Theo điều tra ban đầu, khoảng 9 giờ 20 phút ngày 9.1, khi trả và đón khách trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, Tân xảy ra mâu thuẫn, xô xát và dùng dao tấn công Ngọc Long khiến tài xế xe ôm này bị thương ở tay. Sau đó, Tân bỏ đi.20 phút sau, khi thấy Tân quay lại thì Ngọc Long cùng Minh và Văn Long đã dùng hung khí là gậy tre truy đuổi và tấn công Tân để trả đũa. Lúc này, Tân dùng dao chống trả. Vụ hỗn chiến gây náo loạn khu vực cổng bệnh viện, làm nhiều người khiếp sợ.Nhận được tin báo, Công an P.1 cùng các đội nghiệp vụ Công an Q.Bình Thạnh đã truy xét, đưa 4 tài xế nói trên về trụ sở. Tại cơ quan công an, 4 người này khai nhận tham gia vụ hỗn chiến như trên.Xét thấy vụ việc gây ảnh hưởng đến trật tự trước khu vực cổng bệnh viện, cần xử lý nghiêm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm tài xế trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.‘Phía thung sâu’ lột tả vẻ đẹp Hà Giang qua tranh sơn dầu
Liên quan vụ tài xế Mercedes và xe máy xô xát trong làn hỗn hợp gây xôn xao mạng xã hội mới đây, cơ quan chức năng thông tin ban đầu. Theo đó, tình huống này cả 2 cùng đánh nhau, không phải chỉ mình người đi xe máy bị đánh chảy máu sau va chạm. Ngày 22.2, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, Công an P.Thạnh Xuân (Q.12) đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý về tội gây rối trật tự công cộng với người liên quan.Trước đó, khoảng 17 giờ 45 phút ngày 14.2, anh N.T.T (37 tuổi, ngụ P.Thạnh Xuân) chạy xe máy chở con đi học về trên đường Đỗ Mười (Quốc lộ 1 cũ) đi từ hướng cầu vượt Tân Thới Hiệp đến cầu Rạch Sâu 1 (đoạn thuộc KP.2, P.Thạnh Xuân).Đang di chuyển ở làn đường trong cùng, có dải phân cách cứng với bên ngoài, anh T. thấy có chiếc xe Mercedes đi cùng làn nên chạy lên nói: "Anh chạy xe hết làn xe máy, xe chạy phía sau không lên được".Tài xế xe Mercedes bước ra khỏi xe trả lời: "Xe ô tô kia bị hư nên chạy xe làn đường này, mày chặn đầu xe tao, mày chặn lầm người". Hai bên lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Như vậy là ý thức giao thông chưa tốt, cần phải điều chỉnhLàm việc theo pháp luật, họ không sai luật thì có gì phải lên ánKhácTài xế Mercedes dùng tay đấm vào cằm anh T. chảy máu, đấm vào mặt khiến mặt anh bị sưng. Anh T. lấy tay đánh lại và được người dân can ngăn. Sau đó, hai người tự giải tán đi về.Công an P.Thạnh Xuân đã mời cả 2 lên làm việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý tội gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý, sự việc xảy ra trên làn hỗn hợp, không phải làn đường dành riêng xe 2 bánh.Sự việc sau đó được người đi đăng quay lại, đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người.Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, việc xô xát của người đi xe máy và tài xế Mercedes ở trên là một tình huống khá phổ biến trong quá trình tham gia giao thông hiện nay. Nhiều người đi xe máy không quan sát biển báo, mặc định làn đường trong cùng là làn dành riêng cho xe 2 bánh. Từ đó, dẫn đến bức xúc khi thấy chiếc xe ô tô xuất hiện ở cùng làn đường với mình.Ngoài ra, sự nóng nảy, thiếu kiềm chế khi tham gia giao thông của cả 2 người trong sự việc đã dẫn tới những hậu quả về sau. Trước mắt, cả hai bị cơ quan chức năng mời làm việc, sau đó nữa là điều tra xử lý về tội gây rối trật tự công cộng.Theo CSGT, làn đường hỗn hợp là làn đường mà các loại phương tiện giao thông đường bộ như: xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt, xe tải... được di chuyển cùng lúc. Về luật, các xe 4 bánh không bắt buộc phải nhường phần đường sát bên phải cho xe 2 bánh ở làn đường này. Nhưng về ý thức tham gia giao thông, xe 4 bánh có thể chủ động chừa một khoảng sát lề để xe 2 bánh di chuyển.Vào giờ cao điểm, xe đông, những bức xúc âm ỉ về quan niệm "ngồi trong ô tô mát thì đừng giành đường với xe máy" lại được đẩy lên cao trào. Do vậy, khi tham gia giao thông trên đường, người dân cần tiết chế, giữ bình tĩnh, quan sát để di chuyển an toàn, tránh "giọt nước tràn ly".1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;d) Xúi giục người khác gây rối;đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;e) Tái phạm nguy hiểm.
Vô sinh thứ phát ở nam giới
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'
Để giải quyết các thách thức này, TS Hà khuyến nghị, cần áp dụng các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm cả trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ theo hướng nông nghiệp hàng hóa chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nguồn tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích sản xuất ở những vùng thiếu nước, thường xảy ra hạn hán sang các loại cây trồng có nhu cầu nước thấp, chịu hạn cao…