Anh em song sinh ở Quảng Trị viết đơn tình nguyện nhập ngũ
Tờ Khmer Times ngày 10.3 đưa tin Đơn vị Chống tham nhũng Campuchia vừa bắt giữ ông Tith Vuthy, Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Speu, cùng 2 đồng phạm khác liên quan vụ lừa đảo một nhà đầu tư Trung Quốc số tiền 400.000 USD (10,2 tỉ đồng). Theo đó, Tòa án tỉnh Kampong Speu ngày 9.3 ra phán quyết về việc bắt giữ và khởi tố 3 bị can trên trong vụ lừa đảo cấp phép khai khoáng. Ông Tith Vuthy sinh ngày 7.1.1969.Hai bị can còn lại là ông Heav Khon (45 tuổi), còn gọi là Tong, và ông Named Moeng Saroeun (44 tuổi), còn gọi là Ung Winchai. Hai bị can này bị bắt giữ về các cáo buộc về tội lạm quyền, làm giả, sử dụng thư giả, làm giả tài liệu công và sử dụng tài liệu công giả, được quy định trong Bộ luật Hình sự và Luật Chống tham nhũng.Các hành vi của 2 bị can trên được tiến hành tại các tỉnh Kampong Speu, Pailin, Battambang, Stung Treng và Preah Vihear trong năm 2023.Bản tin không đề cập cáo buộc cụ thể đối với ông Tith Vuthy, cũng như các chi tiết khác liên quan vụ việc.Sư đoàn không quân 372 thực hành bắn, ném bom, đạn thật tại Bình Định
Với kinh nghiệm và năng lực phát triển các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, thời gian qua BCG Energy liên tục được các tập đoàn năng lượng quốc tế lớn như SP Group, Sembcorp, SK Group… lựa chọn hợp tác khi đầu tư tại Việt Nam.
Phòng ngừa đột quỵ tim và các biến chứng tim mạch trong mùa lạnh
Việc mua sắm vào lúc nửa đêm đã trở thành trào lưu của giới trẻ. Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thừa nhận rằng đa số những món đồ mà cô nàng mua đều được “chốt đơn” vào lúc nửa đêm.
Liên quan thông tin thất thiệt "2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia", ngày 28.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an H.Cái Nước (Cà Mau) đang chờ kết quả giám định tài sản để tiến hành các bước xử lý tiếp theo. Riêng hành vi đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép đã được chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra xử lý theo thẩm quyền. Đơn vị này cũng đang xác minh, điều tra. Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội cũng đang được xem xét xử lý.Trước đó, Công an H.Cái Nước chỉ đạo đơn vị chức năng làm việc với những người có liên quan, điều tra, xác minh làm rõ vụ việc. Trong đó, công an tập trung làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: cố ý làm hư hỏng tài sản; đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội; đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép.Như Thanh Niên đã thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi cảnh người dân tại TT.Cái Nước (H.Cái Nước) tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái đưa sang Campuchia. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an TT.Cái Nước mời những người có liên quan về trụ sở làm việc. Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 ngày 18.2, ông N. đón Y. và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, Y. không đồng ý lên xe đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước.Lúc này, Y. đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ, nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N.. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Noventiq ứng dụng AI để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu về tên gọi sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy: giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng.Giữ nguyên tên Bộ KH-CN sau khi hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN. Giữ nguyên tên Bộ VH-TT-DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ TT-TT. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, gồm: Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ TT-TT sang Bộ VH-TT-DL. Chuyển bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Ngoài ra, phần quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của T.Ư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã được chuyển về Ban Tổ chức T.Ư; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong.Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 420 chi cục thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện. Sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 1.005/4.141 đầu mối (24,27%).Tổng cục Hải quan thành Cục Hải quan (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 35 Cục Hải quan khu vực thành 20 Chi cục Hải quan khu vực; dự kiến giảm khoảng 485/902 đầu mối (53,77%). Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) thành Kho bạc Nhà nước, tương đương cấp cục (10 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh thành 20 kho bạc Nhà nước khu vực; dự kiến giảm khoảng 431/1.049 đầu mối (41,09%). Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ nhà nước (có 7 ban); sắp xếp, cơ cấu lại 22 Dự trữ nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.Tổng cục Thống kê tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối).Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh thành 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).Văn phòng Chính phủ hợp nhất Vụ Tổng hợp và Vụ Thư ký - Biên tập thành Vụ Tổng hợp - Thư ký. Đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát để sắp xếp thu gọn thêm đầu mối, bảo đảm giảm tối thiểu từ 15 - 20% đầu mối. Ban Chấp hành T.Ư dự kiến sẽ họp vào ngày 23 - 24.1, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào khoảng thời gian từ ngày 12 - 17.2. Do đó, các bộ, ngành gửi phương án sắp xếp, tinh gọn lên Bộ Nội vụ trong ngày 13.1.