Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kêu gọi thanh niên hãy đi, cảm nhận để chia sẻ
Chiều ngày 14.2, với sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa thực hiện thành công 6 ca triệt đốt điện sinh lý; đồng thời công bố thành lập khoa Điều trị rối loạn nhịp tim thuộc Trung tâm Tim mạch của bệnh viện.Một trong 6 ca triệt đốt điện sinh lý mới nhất là nữ bệnh nhân 48 tuổi, có tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, nhịp tim lên đến 160 chu kỳ/phút.Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân chẩn đoán: Rung nhĩ – Hội chứng tiền kích thích có rối loạn huyết động, sau khi sốc điện chuyển nhịp động bộ, nhịp tim bệnh nhân trở về 80 chu kỳ/phút.Sau đó, bệnh nhân chỉ định thăm dò và triệt đốt điện sinh lý tim, đốt đường dẫn truyền phụ bên phải cho bệnh nhân. Toàn bộ thủ thuật thành công sau 60 phút, nhịp tim trở về ổn định.VinFast VF e34 đã qua sử dụng tăng giá gần cả trăm triệu đồng
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Vỡ mộng dó bầu
Chiều ngày 26.2, ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết sau khi nhận được đề xuất của UBND P.8, lãnh đạo TP thống nhất gia hạn thêm thời gian hoạt động vận chuyển du khách bằng xe ngựa xung quanh hồ Xuân Hương đến hết ngày 31.3.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 25.2, UBND P.8 mời các chủ xe ngựa lên công bố "lệnh" của TP.Đà Lạt buộc ngưng hoạt động xe ngựa chở du khách quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25.2. Việc này khiến các chủ ngựa và người dân phố núi bất ngờ và ngỡ ngàng.Cũng theo ông Tú, TP đang giao Phòng VH-TT (nay là Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin) chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế (nay là Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị) và đại diện các hộ kinh doanh xe ngựa làm việc với các khu, điểm du lịch để chuyển hoạt động du lịch bằng xe ngựa vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn.Giao Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị phối hợp với Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, cùng UBND P.8 nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc kiến nghị di dời bãi xe ngựa từ đầu đường Cách Mạng Tháng Tám về đường Ngô Tất Tố và cho phép hoạt động tại tuyến đường vòng Lâm Viên.UBND TP.Đà Lạt đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND TP.Đà Lạt trước ngày 20.3. Vận chuyển hành khách bằng xe ngựa xung quanh khu vực hồ Xuân Hương đã được hình thành từ lâu. Đây là hoạt động thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp lãng mạn quanh hồ Xuân Hương. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm du lịch tạo nên nét độc đáo, nét riêng của Đà Lạt đối với du khách trong và ngoài nước.
"Tôi rất yêu Nam Định. Tôi đã có 3 năm sinh sống tại đây và cảm nhận được tình cảm người dân Nam Định dành cho mình. Bởi vậy, đón tết ở Nam Định là trải nghiệm rất đặc biệt. Tôi yêu mọi thứ nơi đây", Nguyễn Xuân Son trả lời Báo Thanh Niên chiều 25.1, khi đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở Nam Định.Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vinmec (TP.Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà. Cầu thủ 28 tuổi nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, nồng hậu của đông đảo người hâm mộ. Từ sáng nay, nhiều CĐV nhí đã đến nhà Xuân Son và nhận được những phong bao lì xì may mắn từ bà xã Marcele Seippel của cầu thủ này.Trong khi Xuân Son hoàn thành nốt các dự án cá nhân, Marcele dành thời gian để trang trí, dọn dẹp nhà cửa và mua hoa đón tết. "Vợ tôi làm tất cả mọi thứ. Cô ấy đã dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để đón mùa xuân trọn vẹn", Xuân Son trải lòng. Ngôi nhà của tiền đạo đang chơi cho CLB Nam Định tấp nập người ra người vào từ chiều nay, khi rất đông người dân muốn đến gặp gỡ và chúc mừng năm mới với ngôi sao đã gồng gánh đưa đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. "Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam rồi. Song, cái tết năm nay đặc biệt hơn bởi tôi đã là công dân Việt Nam thực thụ. Điều đó rất ý nghĩa với bản thân tôi và gia đình", Xuân Son chia sẻ thêm. Chiều 25.1, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cùng đoàn công tác đã có mặt tại nhà tuyển thủ Nguyễn Xuân Son. Ông Dũng đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho Nguyễn Xuân Son vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.Phía đại diện hội CĐV Nam Định khẳng định người hâm mộ thành Nam luôn ở bên ủng hộ, động viên Xuân Son, chúc anh mọi điều may mắn và luôn mong chờ ngày Xuân Son tái xuất sân cỏ.Xuân Son đã thi đấu ở Việt Nam tròn 5 năm, từng khoác áo CLB Nam Định, CLB Bình Định và CLB Đà Nẵng. Mùa trước, anh tỏa sáng với 31 bàn thắng ở V-League, đưa đội Nam Định thẳng tiến ngai vàng. Xuân Son có quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024.Tại đây, Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 7 bàn thắng vào lưới Thái Lan, Singapore và Myanmar, đưa đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương.
Từ vụ 'ăn cắp' bài thi Genius Olympiad: Sự thiếu trung thực sẽ có cái kết tồi tệ
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...