'Chốt' đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1.7.2024
Đến 13 giờ 30 ngày 9.1, Công an Q.12 (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường sự cố xe đầu kéo làm rơi, đổ hàng hóa trên đường Lê Văn Khương (P.Hiệp Thành), khiến giao thông ùn ứ kéo dài.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ cùng ngày, xe đầu kéo biển số 50H-101.xx kéo theo rơ-moóc chở đầy hàng hóa là sắt, chạy trên đường Lê Văn Khương hướng ra quốc lộ 1.Khi đến trước trạm xe buýt Thới An (Q.12) hàng hóa chở trên xe đầu kéo rơi, đổ tràn xuống đường. Khi sự cố xảy ra, một số người lưu thông gần kề xe đầu kéo phát hiện hốt hoảng vội tránh né, may mắn thoát nạn.Số sắt rơi, đổ nằm chắn đường khiến các phương tiện khác không thể di chuyển qua, gây ùn ứ kéo dài trên đường. Lực lượng chức năng sau đó có mặt điều tiết, phân luồng giao thông, hướng dẫn các xe di chuyển.Tài xế đầu kéo sau đó thuê một xe tải cẩu đến bốc dỡ số hàng hóa bị đổ ra đường, di dời lên vỉa hè. Tuy nhiên, số hàng hóa đổ ra đường lớn, việc di dời mất nhiều thời gian.Lực lượng chức năng Công an Q.12 cũng tiến hành trích xuất camera an ninh tại khu vực để điều tra nguyên nhân sự cố xe đầu kéo đổ hàng hóa trên đường, xử lý theo quy định.Sau tết, người trẻ lỉnh kỉnh quà quê trở lại thành phố
(Thanh Thảo - Quảng Ngãi 6.10.2008)
Chen chân vào phân khúc SUV đô thị đang 'chật chội', VinFast VF6 có làm nên chuyện?
Hãng Reuters ngày 28.2 đưa tin 4 công dân Trung Quốc bị Philippines cáo buộc làm gián điệp từng quyên góp tiền cho một thành phố ở Philippines và 2 lực lượng cảnh sát tại nước này.Thông tin này dựa trên những hình ảnh, đoạn phim và nội dung trên mạng xã hội do hãng tin trên thu thập được. Các bị cáo Wang Yongyi, Wu Junren, Cai Shaohuang và Chen Haitao nằm trong số 5 người đàn ông Trung Quốc bị các nhà điều tra Philippines bắt giữ vào cuối tháng 1 về cáo buộc thu thập hình ảnh và bản đồ về lực lượng Hải quân Philippines đóng gần Biển Đông. Các bị cáo Wang, Wu và Cai quyên góp cho thành phố Tarlac và các lực lượng cảnh sát vào năm 2022 thông qua các nhóm do Trung Quốc hậu thuẫn và tiếp tục mời các quan chức dự các sự kiện trong năm ngoái. Chưa rõ nguyên nhân quyên góp. Tarlac là nơi có các căn cứ quân sự lớn, trong đó có căn cứ được Philippines và Mỹ dùng để tập trận bắn đạn thật hằng năm. Tuy nhiên, NBI không tìm thấy hình ảnh các căn cứ tại khu vực này trong điện thoại của nhóm người trên. Cả 5 người còn gặp một tùy viên quân sự Trung Quốc tại Manila ít nhất một lần trong những tuần trước khi họ bị bắt. Cục Điều tra quốc gia Philippines (NBI) cho biết 5 người này đã điều khiển máy bay không người lái (UAV) để do thám Hải quân Philippines và những hình ảnh, bản đồ về những khu vực nhạy cảm cùng tàu thuyền được tìm thấy trong điện thoại của họ. Một quan chức cấp cao của NBI cho biết những người này đã bị buộc tội làm gián điệp, có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.Theo Reuters, 4 người trên là lãnh đạo các nhóm dân sự của Trung Quốc. Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này yêu cầu công dân tuân thủ luật pháp nước sở tại và rằng các nhóm dân sự "thành lập tự phát và tự quản lý bởi những công dân Trung Quốc liên quan… không trực thuộc chính phủ Trung Quốc". Văn phòng thị trưởng Manila, nơi lực lượng cảnh sát từng nhận xe máy từ những người Trung Quốc trên, cho biết "việc quyên góp và các xe máy được xác định là hợp lệ". Thị trưởng Tarlac và 2 lực lượng cảnh sát liên quan chưa phản hồi đề nghị đưa ra bình luận. Philippines hiện không có luật cụ thể liên quan sự can thiệp của nước ngoài nhưng hiện đang soạn thảo một luật trong lĩnh vực này. Theo hướng dẫn, các cơ quan chính phủ được phép nhận tiền quyên góp nhưng các khoản đóng góp từ nước ngoài phải được tổng thống chấp thuận.
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Nóng: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 113 trường THPT công lập TP.HCM
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.