Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 10.4.2024
Mấy ngày đầu năm Tết Ất Tỵ, thời tiết TP.HCM se lạnh vào sáng sớm với mức nhiệt dao động từ 20 - 22oC. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức nhiệt TP.HCM, Nam bộ xuống thấp mấy ngày qua là do không khí lạnh tăng cường sâu xuống phía nam. Sáng nay 31.1 (tức mùng 3 tết), nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM là 21 - 22oC, cao nhất 30 - 32oC. Trời vẫn hơi se lạnh vào sáng sớm. Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, từ mùng 4 tết, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM có thể lên thêm 1oC - tức là từ 22 - 23oC và tiếp tục lên từ 23 - 24oC, từ 24 - 25oC trong mùng 5 và mùng 6 tết.Theo ông Quyết, thời tiết TP.HCM 10 ngày đầu tháng 2 chịu chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa với một đợt tăng cường vào khoảng ngày 2 - 3.2, đợt tăng cường sau vào khoảng ngày 10.2 và kéo dài cho đến đầu tuần giữa tháng.Tuần giữa và tuần cuối tháng 2, không khí lạnh còn hoạt động khá mạnh nhưng những đợt tăng cường thưa dần và chủ yếu là tăng cường lệch đông. Do đó, nhiệt độ tăng đáng kể và một vài ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Gió đông bắc trên các khu vực biển cũng có xu hướng giảm dần. Áp thấp Ấn Miến có xu hướng hoạt động mạnh dần; đợt mạnh lên đầu tiên của áp thấp nóng này trong tháng 2.2025 là vào khoảng từ ngày 4 đến ngày 6.2 nhưng gần như không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực. Những đợt mạnh lên trong tuần giữa và cuối tháng 2 kéo dài hơn và có xu hướng mở rộng về phía nam và những sóng nhiệt sinh ra từ vùng áp thấp này bắt đầu có ảnh hưởng đến thời tiết khu vực và gây nắng nóng cho khu vực trung tâm thành phố trong một vài ngày. Cụ thể, ông Quyết cho hay, trong tháng 2.2025, nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Nửa đầu tháng, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay; nửa cuối tháng, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Nhiệt độ trung bình của tháng 2.2025 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm nhưng không nhiều. Nhiệt độ trung bình phổ biến từ 26,8 - 28oC; cao nhất phổ biến 32 - 35oC, có nơi trên 35oC. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 22 - 25oC. Trong tháng 2, mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và dông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 3.3.2024
Theo TechSpot, Asus đang đối mặt với những lo ngại từ phía người dùng về cơ chế Q-Release Slim được giới thiệu trên các bo mạch chủ AMD X800 và Intel Z800. Đây là giải pháp nhằm loại bỏ nút bấm hoặc lẫy thông thường trên khe PCIe, giúp việc tháo lắp card đồ họa (GPU) trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người dùng cho rằng cơ chế này có nguy cơ làm trầy hoặc hư hỏng các chân kết nối vàng trên GPU, đặc biệt là trong quá trình tháo lắp thường xuyên.Một video trên nền tảng Bilibili đã minh họa rõ ràng vấn đề này khi cơ chế Q-Release Slim làm sứt mẻ phần chân vàng kết nối của card đồ họa. Đại diện của Hardware Luxx cũng chia sẻ trên mạng xã hội X hình ảnh chiếc GeForce RTX 5090 của mình bị hư hại tương tự sau khi thử nghiệm tháo lắp card liên tục trong các bài kiểm tra hiệu năng.Cơ chế Q-Release Slim được Asus thiết kế để loại bỏ thao tác bấm nút lẫy ở cuối khe PCIe, vốn thường khó tiếp cận khi sử dụng các GPU lớn. Thay vào đó, người dùng chỉ cần giữ bo mạch chủ, nghiêng nhẹ GPU và kéo thẳng về phía khung I/O. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế khóa cố định hoàn toàn trong khi tháo lắp dường như làm tăng nguy cơ các chân kết nối bị trầy xước hoặc lệch hướng.Asus không phải là hãng duy nhất tìm cách cải tiến thiết kế khe PCIe. MSI cũng đã giới thiệu hệ thống Q-Release cho khe M.2 trên các bo mạch chủ Z800. Thay vì sử dụng vít nhỏ gây bất tiện, hệ thống này cho phép người dùng khóa ổ SSD bằng một nút bấm đơn giản. Trong khi đó, Asus áp dụng cơ chế tương tự với lẫy và thanh trượt hỗ trợ ổ SSD kích thước 2280 và 2230.Dù đã nhận được nhiều báo cáo từ người dùng, Asus vẫn chưa cung cấp giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề. Hiện tại, công ty chưa tiết lộ liệu họ có quay lại sử dụng cơ chế cũ hay phát triển một giải pháp mới cho các bo mạch chủ sắp tới.
Hôm nay TP.HCM nắng nóng sát mốc lịch sử, Nam bộ nhiều nơi 40 độ C
Hãng Reuters ngày 5.3 dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe cho hay Mỹ đã cắt thông tin tình báo chia sẻ với Ukraine, động thái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng quân đội nước này nhằm và lực lượng Nga.Quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo và viện trợ quân sự cho Ukraine thể hiện thái độ của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẵn sàng cứng rắn để buộc một đồng minh phải ngồi vào bàn đàm phán.Tổng thống Trump cho biết hôm 4.3 rằng ông đã nhận được một lá thư từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ mong muốn ngồi vào bàn đàm phán về cuộc xung đột Nga - Ukraine."Tôi nghĩ trên mặt trận quân sự và mặt trận tình báo, sự tạm dừng (khiến tổng thống Ukraine phải phản ứng) sẽ chấm dứt", ông Ratcliffe nói với Đài Fox Business.Các nguồn tin nắm rõ tình hình cũng xác nhận rằng việc chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Ukraine đã dừng lại. Một trong những nguồn tin cho biết hoạt động chia sẻ thông tin tình báo chỉ bị cắt giảm "một phần", nhưng chưa thể cung cấp thêm chi tiết.Kể từ khi chiến sự nổ ra vào năm 2022, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo quan trọng, trong đó có những thông tin mà quân đội nước này cần để nhắm mục tiêu.Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 5.3 cho hay Mỹ "đã lùi lại một bước" và chính quyền đang "xem xét lại mọi khía cạnh" trong mối quan hệ tình báo của mình với Ukraine.Bên cạnh đó, ông cho biết Mỹ đang tích cực thúc đẩy để đàm phán có tiến triển về thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ với Ukraine và thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Ukraine với Nga. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm thấy tiến triển này", theo ông Waltz.
Tập 8 Bước nhảy hoàn vũ lên sóng với màn tranh tài của dàn thí sinh gồm Hooyeon, Minyoung, Vi Anh, Lê Hoàng Phương và Ngọc Hằng. Đảm nhận vai trò giám khảo ngoài kiện tướng Chí Anh, Khánh Thi còn có sự góp mặt của NSND Trần Ly Ly, Phan Hiển…Trong đêm thi, đáng chú ý là tiết mục của Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bạn diễn Kristian Yordanov. Cặp đôi chọn thể hiện slow waltz, trên nền nhạc ca khúc Từng là. Sau khi nàng hậu quê Khánh Hòa thực hiện xong bài thi, MC Nguyên Khang ngẫu hứng mời Khánh Thi - Phan Hiển lên thị phạm. Không ngần ngại, vợ chồng nữ kiện tướng kết hợp ăn ý trong sự cổ vũ của mọi người.Trong khi các giám khảo nhún nhảy, đồng loạt giơ bảng 10 điểm để cổ vũ Khánh Thi, Phan Hiển thì giám khảo Chí Anh lại giơ bảng 7 điểm. Khi được MC hỏi lý do, nam kiện tướng chỉ bật cười. Trước tình huống này, Khánh Thi bất ngờ quay sang dành nụ hôn cho Phan Hiển, khiến trường quay như vỡ òa. Quay trở lại phần thi của Lê Hoàng Phương, giám khảo Chí Anh đánh giá cao cách chọn bối cảnh bài thi. Anh nhận xét: “Khi bắt đầu vào có lẽ bạn hơi run, nhưng sau đó bạn đã bắt nhịp được ngay. Thần thái của bạn ngày hôm nay tốt hơn so với những tiết mục trước”. Trong khi đó, giám khảo Trần Ly Ly nhận xét: “Những người diễn viên hay người nhảy thì mục đích cuối cùng vẫn là đem đến cảm xúc cho người xem, tạo ra không gian như thế tràn ngập cả khán phòng khiến cho Khánh Thi - Phan Hiển cũng phải ra nhảy. Tôi thì mong muốn phải có độ khó hơn nữa”. Với phần thể hiện này, Lê Hoàng Phương nhận được 9 điểm từ giám khảo Chí Anh, giám khảo Sandra Mosa, giám khảo Khánh Thy và giám khảo Trần Ly Ly. Trong khi đó, Phan Hiển trao 9,5 điểm cho cặp đôi. Đón nhận kết quả, Lê Hoàng Phương nói cô vui khi có được bài thi trọn vẹn, chinh phục khán giả. Người đẹp nói sẽ tiếp thu ý kiến của ban giám khảo để hoàn thiện hơn trong vòng sau.
Không để nông dân đơn độc trong hạn mặn
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.