Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý giáo viên tiểu học vi phạm dạy thêm, học thêm
Ngày 25.2, thông tin từ UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, các cơ quan chức năng địa phương này đang phối hợp làm rõ vụ trâu "điên" xổng chuồng tấn công nhiều học sinh đang trên đường đi học.Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 30 ngày 25.2, tại QL279, người dân kinh hoàng chứng kiến một con trâu có biểu hiện điên loạn trên đường và bất ngờ tấn công một nữ sinh đang trên đường đi học. Phát hiện sự việc, người đàn ông điều khiển xe ô tô lao tới xua đuổi con trâu để cứu cháu bé. Rất may, nữ sinh chỉ bị xây xát phần mềm. Cũng theo một số người dân, trước đó, con trâu này đã tấn công nhiều học sinh khác và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường.Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long), cho biết ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng địa phương đã vào cuộc, đồng thời phối hợp với người dân khống chế con trâu nói trên. Con trâu được xác định là của ông Đỗ Văn Thanh (trú tại tổ 57, khu 6, P.Hà Khẩu, TP.Hạ Long) nuôi tại nhà. Sau khi xổng chuồng, con trâu đã lao ra ngoài tấn công nhiều học sinh.Ngay trong ngày 25.2, các học sinh bị trâu "điên" tấn công đã được đi thăm khám, đồng thời các cơ quan chức năng đang lập biên bản để xử lý chủ con trâu gây ra vụ việc.
Bí quyết chàng trai Việt 'cưa đổ' cô gái Đan Mạch kém 10 tuổi xinh như búp bê
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino nhấn mạnh chủ quyền kênh đào Panama không phải là vấn đề tranh luận sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào hôm 2.2."Chủ quyền của Panama không phải tranh cãi, điều đó rất quan trọng. Không có gì phải nghi ngờ, kênh đào Panama là do Panama vận hành và nó sẽ tiếp tục như vậy, tôi không nghĩ có gì thay đổi", ông Mulino nói.Người dân Panama đã xuống đường phản đối chuyến công du của ông Rubio.Lãnh đạo Liên minh Saul Mendez bày tỏ sự không hài lòng với Tổng thống Mỹ Donald Trump."Ông ấy muốn sáp nhập Canada, ông ấy muốn xâm lược Mexico, ông ấy muốn chiếm kênh đào Panama, ông ấy muốn tách Greenland ra khỏi Đan Mạch. Ông Trump đang muốn Thế chiến 3".Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Trump đã nhiều lần khẳng định Washington phải giành lại kênh đào Panama vì tuyến giao thông này đang chịu ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc, và Ngoại trưởng Rubio đã nhắc lại điều này trong cuộc họp.Chính phủ Panama đã kịch liệt phủ nhận việc nhượng quyền vận hành kênh đào cho Trung Quốc, và khẳng định nước này quản lý kênh đào một cách công bằng đối với tất cả hoạt động vận tải biển.Mặc dù kênh đào do Panama quản lý nhưng hai cảng ở hai đầu kênh đào đang được công ty Hồng Kông CK Hutchinson điều hành.Các cảng khác gần đó do các công ty tư nhân từ Mỹ, Singapore và Đài Loan điều hành.Hai bên có quan điểm gần gũi hơn về vấn đề di cư...Tổng thống Mulino đề xuất khả năng mở rộng thỏa thuận hiện có với Mỹ, qua đó có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc trục xuất trực tiếp những người di cư không phải là người Panama băng qua khu vực Darien ở biên giới phía nam Panama giáp với Colombia.Trong vài năm qua, số người từ khu vực này sang Mỹ tăng đột biến.Tuy nhiên, tổng thống Panama mạnh rằng chính phủ Mỹ sẽ phải chi trả chi phí trục xuất.Chuyến đi tới Panama đánh dấu điểm dừng đầu tiên trong chuyến công du của ông Rubio tới một số quốc gia Trung Mỹ cũng như Cộng hòa Dominica trong vài ngày tới.
Cảnh giác trước các trang AI giả mạo trên Facebook
Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Võ Thanh Sơn (54 tuổi) cha của cầu thủ Võ Minh Hiếu cho biết, gia đình ông có 2 người con, Hiếu là con trai duy nhất. Ông Sơn làm nghề thợ mộc nhưng bữa được bữa mất, còn vợ ở nhà làm nông nghiệp và nuôi bò. Ở đây, mùa nắng thì nóng, còn mùa mưa phải đi thuyền vì bị nước sông Trà bao quanh, nhìn từ trên cao xuống như một ốc đảo thu nhỏ.
Giải quyết 'nghịch lý' trong cung - cầu nhóm ngành công nghệ
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) vào hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, đơn vị điện lực chỉ ghi nhận sản lượng điện dư phát vào hệ thống điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.

FIFA 15 tung demo vào đầu tháng 9
Trao tiền bạn đọc giúp người phụ nữ khuyết tật nuôi em tâm thần
Đội bóng đá Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) là cái tên quen thuộc luôn hưởng ứng mạnh mẽ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Dù chưa thể vượt qua vòng loại khu vực TP.HCM để góp mặt ở vòng chung kết, nhưng SIU luôn để lại dấu ấn với phong cách chơi bóng fair-play, thể hiện tinh thần tập thể và luôn nỗ lực vượt qua chính mình.Đến với giải TNSV THACO cup 2025, SIU có đại bản doanh ở khu Thảo Điền, đầu tư kỹ lưỡng trang thiết bị, và chuyên môn… để cầu thủ có được sự chuẩn bị tốt nhất. Cũng như mùa bóng trước đó, đến với giải năm nay đội bóng Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn sẽ tiếp tục nhận được sự cố vấn về chuyên môn đặc biệt của HLV Phạm Thái Vinh - nhà cầm quân cá tính đã cùng đội bóng Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM vô địch TNSV THACO cup 2024.Dưới sự cố vấn của ông Vinh, đội bóng SIU đã thường xuyên tập luyện ở sân bóng riêng nằm trong khuôn viên của trường ở khu Thảo Điền, giúp HLV trưởng Phạm Tuấn Đạt có thể duy trì cảm giác thi đấu cho các học trò. Ngoài ra, đội bóng SIU năm nay cũng sẽ trình làng trung vệ Minh Kiệt, một cái tên từng có thành tích khá nổi bật ở cấp độ bóng đá học đường, được tuyển về theo gói học bổng tài năng đặc biệt, được miễn giảm 50% tổng học phí.HLV Phạm Tuấn Đạt bày tỏ: "Năm nay chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo. Tinh thần tập luyện của các bạn rất đoàn kết. Tất cả đều xác định bước vào giải đấu sẽ cùng nhau cố gắng tập trung thi đấu, thể hiện hết mình. Về lực lượng, đội bóng Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có 60% là người cũ và 40% là các tân binh. Đặc biệt, năm nay nhà trường có chú trọng đầu tư hơn cho thể thao, với suất học bổng giảm 50% học phí cho các bạn có thành tích, bằng khen của bóng đá học đường.Ở phía ngược lại, đội Trường ĐH Sài Gòn được xem là ẩn số tại giải đấu lần này. Trận đấu đầu tiên của nhóm 5 hứa hẹn sẽ gay cấn.
Phương án nào cho học sinh Trường quốc tế AISVN nếu phụ huynh đóng góp không đủ?
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
thethao247
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư