Du học Mỹ: Có một hướng đi 'rẻ nhưng chất'
Tuy nhiên, để nhìn mặt trăng, sao Thổ và sao Kim thẳng hàng phải "tranh thủ" bởi sự kiện này chỉ có thể quan sát trong thời gian ngắn sau khi mặt trời lặn.Theo Timeanddate.com, sự kiện này diễn ra vào đầu buổi tối vì mặt trăng, sao Thổ và sao Kim sẽ lặn khoảng 1 giờ sau khi mặt trời lặn. Sao Kim và sao Thổ là những vật thể dễ nhìn nhất trên bầu trời đêm bằng mắt thường mà không cần thiết bị hỗ trợ nào.Chuyên gia cho biết chuyển động của mặt trăng quanh trái đất có thể được tiết lộ bằng cách so sánh các góc nhìn từ đêm này sang đêm khác. Nếu chúng ta nhìn vào vị trí của mặt trăng vào những đêm liên tiếp, khi nó di chuyển qua sao Thổ trong quỹ đạo hàng tháng quanh trái đất, chúng ta có thể thấy nó di chuyển đều đặn về phía đông so với nền của các ngôi sao.Điều này trở nên rõ ràng nếu chúng ta so sánh hình ảnh vào ngày 4.1.2025 với hình ảnh vào ngày 3.1.2024, khi trăng lưỡi liềm ở gần sao Kim.Ở một số nơi tại châu Âu, mặt trăng sẽ xuất hiện và đi qua phía trước hành tinh có vành đai này, tạo ra hiện tượng mặt trăng che khuất sao Thổ . Sự che khuất xảy ra khi một thiên thể đi qua trước một thiên thể khác, che khuất một phần hoặc toàn bộ thiên thể đó, tương tự như nhật thực.Trước đó vào ngày 14.10.2024, người Việt Nam đã có cơ hội quan sát hiện tượng này khi trăng lưỡi liềm "treo" gần sao Thổ ở phía đông sau khi mặt trời lặn và sau đó đã chứng kiến mặt trăng che khuất sao Thổ như nhật thực.Hướng của mặt trăng và khoảng cách của nó với các hành tinh khác thay đổi đôi chút tùy thuộc vào vị trí quan sát của bạn trên trái đất. Điều này là do mặc dù tất cả người quan sát trên thế giới sẽ nhìn thấy mặt trăng, sao Thổ và sao Kim vào buổi tối nhưng chênh lệch về múi giờ khác nhau đã khiến người quan sát ở một số nơi nhìn thấy các hành tinh có chút khác biệt.Tầm nhìn của bạn cũng phụ thuộc vào việc bạn ở bán cầu Bắc hay Nam, vì hướng của mặt trăng và sao Thổ thay đổi tùy theo vĩ độ. Tham gia vào một hội trại thiên văn đúng vào đêm 4.1 ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), anh Huy Võ (25 tuổi, ngụ TP.HCM) vô cùng hào hứng vì sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng này."Mình sẽ có một bầu trời trong, không bị ô nhiễm ánh sáng để quan sát rõ hơn. Hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ cho chuyến quan sát thiên văn đầu năm của tụi mình lúc này", chàng trai yêu thiên văn chia sẻ.Giá xăng dầu hôm nay 29.4.2024: Giảm nhẹ
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Quyền Linh, Hiền Mai khóc nghẹn trước người phụ nữ chật vật nuôi con khi chồng mất
Phim xoay quanh câu chuyện của Tiến (Tiến Luật đóng) làm nghề hốt xác, sống cùng người mẹ loạn thần và Thành (Ngô Kiến Huy) là một tài xế xe cứu thương. Cả hai gặp nhau trong chuyến xe đang chở một cái xác không đầu. Từ đây, Tiến và Thành gặp phải những hiện tượng kinh dị dẫn họ đến một hành trình đầy những bất ngờ.Đạo diễn Bùi Văn Hải chia sẻ: "Tìm xác - Ma không đầu thuộc thể loại kinh dị-hài. Tuy nhiên, phim sẽ được gia giảm phù hợp để làm bật thông điệp, cũng như mang lại trải nghiệm cảm xúc cao trào và thú vị cho người xem về hành trình tìm xác đầu tiên trên màn ảnh Việt". Đây là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Bùi Văn Hải trong vai trò đạo diễn. Anh không phải là gương mặt xa lạ với những khán giả yêu thích phim ảnh, khi từng là đạo diễn phim Vú em tập sự, diễn viên đóng thế và đạo diễn hành động các phim như: Lửa Phật, Sóng đời, Để Mai tính... Sau Nụ hôn bạc tỉ - bộ phim vợ anh giữ vai trò đạo diễn lần đầu tiên - Tiến Luật tiếp tục "chinh chiến" phòng vé Việt với bộ phim kinh dị Tìm xác - Ma không đầu. Bên cạnh Tiến Luật, sự góp mặt của Ngô Kiến Huy cũng khiến người hâm mộ tò mò. Sau hàng loạt thành công gặt hái trong năm 2024, Ngô Kiến Huy sẽ chính thức tái xuất màn ảnh rộng.Ngoài Tiến Luật, Ngô Kiến Huy, Tìm xác - Ma không đầu còn có sự tham gia diễn xuất của NSND Hồng Vân, Thanh Hương…. Phim sẽ ra rạp ngày 18.4.
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30.12.2024 quy định về dạy thêm, học thêm.Theo thông tư mới ban hành, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, thông tư mới hạn chế đối tượng được học thêm trong nhà trường gồm 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường và không thu tiền của học sinh: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; (học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Với những đối tượng học thêm như trên, giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà mình đang được phân công dạy học, để hạn chế việc giáo viên đưa học sinh ra ngoài dạy thêm.Về kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm: 3 đối tượng này thuộc trách nhiệm của nhà trường phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, bảo đảm quyền lợi của tất cả các học sinh phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình và không thu tiền học của học sinh. Bên cạnh đó, Thông tư quy định về việc xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau: lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 học sinh theo quy định của Điều lệ trường phổ thông; trong một tuần, mỗi môn học thêm không quá 2 tiết.Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học.Theo Bộ GD-ĐT, các quy định như trên nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Các nhà trường có cơ hội tổ chức thêm các hoạt động phát triển toàn diện học sinh; đồng thời, hạn chế được hành vi "ép buộc học sinh học thêm" gây bức xúc trong dư luận.Theo quy định của thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của luật Doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm...
Giá cà phê giằng co quyết liệt
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.