Sở GD-ĐT báo cáo UBND TP.HCM vụ 'cô đánh trẻ' ở lớp mẫu giáo Tí Bo
Sáng 6.2, Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei cho biết đang triển khai các biện phòng bệnh lở mồm long móng bùng phát tại địa phương.Hiện địa phương này đã ghi nhận 73 con gia súc (63 con bò và 10 con trâu) của 33 hộ dân tại xã Đăk Nhoong và xã Xốp mắc bệnh lở mồm long móng với các triệu chứng như: đi lại không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn...Vài ngày trước, nhiều hộ dân tại xã Đăk Nhoong (H.Đăk Glei) phát hiện đàn trâu, bò có triệu chứng bỏ ăn, đi lại không bình thường.Ông A Nhải (thôn Đăk Nhoong, xã Đăk Nhoong) cho biết, sau khi phát hiện trâu, bò có biểu hiện lạ, ông đã báo cơ quan chức năng về tình trạng đàn trâu, bò của gia đình. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đàn trâu, bò tại xã Đăk Nhoong mắc bệnh lở mồm long móng."Hiện tôi và bà con đang thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, không cho dịch bùng phát", ông A Nhải nói.Theo Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei, trong năm 2024, một số gia súc tại địa phương không được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm phòng, một số gia súc đang mang thai và thả rông trong rừng không bắt giữ được. Hiện Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei đang bám sát ổ dịch để theo dõi, hướng dẫn các hộ phòng, chống dịch bệnh lây lan.UBND H.Đăk Glei đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện xuất cấp 100 lít hóa chất, 1.000 kg vôi bột, 85 bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang để khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại ổ dịch và các thôn tiếp giáp; hướng dẫn người dân quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc, chữa trị cho gia súc mắc bệnh.UBND H.Đăk Glei cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Đăk Nhoong và xã Xốp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng... cho người dân địa phương.Vụ 'ăn cắp' bài thi Genius Olympiad: Hủy bỏ kết quả, thu hồi giải thưởng
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.
Á hậu Tường San hiếm hoi diện bikini sau khi lấy chồng
Những hình ảnh và clip ghi lại "hiện tượng lạ" này được hành khách này chia sẻ với Báo Thanh Niên.Hành khách nói trên là ông Ngô Văn Khánh, một giáo viên tại Bình Định. Ông kể trên chuyến bay từ TP.HCM về lại Phù Cát (Bình Định) ngày 19.1, khi nhìn ra cửa sổ đã vô tình bắt gặp và ghi lại được cảnh một vòng hào quang nhiều màu sắc như cầu vồng bao quanh bóng của máy bay.Hành khách này chụp những bức ảnh lúc 8 giờ 13 phút ngày 19.1 qua cửa sổ máy bay. Điểm chú ý của bức ảnh là một vầng hào quang nhiều màu như cầu vồng bao quanh chiếc bóng này tạo nên cảnh tượng huyền ảo. Khi máy bay di chuyển đến đâu, chiếc bóng này theo đến đó."Tôi tìm hiểu thì thấy hiện tượng này cũng khá lạ. Đây là lần đầu tiên tôi thấy. Trực tiếp quan sát hiện tượng này, tôi thấy rất may mắn vì nhìn rất huyền ảo, kỳ thú. Tôi có thói quen chụp lại nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống nên đã không bỏ lỡ mà quay, chụp lại ngay", vị khách kể lại.Khi xem hình ảnh và clip được chia sẻ, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết hiện tượng trên là vầng hào quang (glory) bao quanh bóng của một chiếc máy bay.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Chưa thấy bao giờ, đây là lần đầu tiênĐã từng thấy rồiĐã thấy nhiều lầnTheo các tài liệu khoa học, đây là một hiện tượng quang học. Theo đó, khi có một vầng hào quang bao quanh bóng của máy bay trên nền mây là do sự tán xạ ngược của ánh sáng mặt trời bởi những giọt nước nhỏ trong khí quyển. Hiện tượng này đòi hỏi người xem phải đứng trực tiếp giữa nguồn sáng và các giọt nước, trong đó kích thước và sự phân bố của các giọt nước sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ánh sáng. Vầng hào quang này bao gồm một hoặc nhiều vòng đồng tâm, mờ dần liên tiếp, mỗi vòng có màu đỏ ở bên ngoài và hơi xanh về phía tâm. Do hình dạng của nó, hiện tượng này đôi khi bị nhầm là cầu vồng tròn, nhưng cầu vồng tròn có đường kính lớn hơn nhiều và do các quá trình vật lý khác nhau gây ra.Space.com cho biết giống như cầu vồng, vầng hào quang quanh bóng máy bay tập trung vào điểm đối diện mặt trời, trùng với bóng của đầu bạn. Và nó trùng với bóng lớn hơn của máy bay, nếu bạn nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay. Thêm vào đó, bóng của máy bay không liên quan gì đến việc tạo ra vầng hào quang nói trên. Hào quang và bóng chỉ tình cờ nằm cùng một hướng ngược với mặt trời nên có sự kết hợp như trong ảnh và clip.Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM nhận định đây không phải là hiện tượng hiếm, có thể dễ dàng nhìn thấy khi chúng ta nhìn vào bóng máy bay khi di chuyển bằng phương tiện này. Hiện tượng hoàn toàn có thể lý giải dưới góc độ khoa học, không phải hiện tượng lạ.Ngày nay, hầu hết mọi người đều nhìn thấy vầng hào quang từ máy bay. Nhưng chúng cũng thường được quan sát thấy từ những tòa nhà rất cao. Trước thời đại du lịch hàng không, mọi người đã nói về vầng hào quang quang mà họ đã nhìn thấy khi leo núi.Những điều kiện tương tự - mặt trời phía sau và một đám mây phía trước - cũng có thể phủ bóng của bạn lên sương mù khi bạn đang leo lên một đỉnh núi cao. Khi đó, bạn có thể nhìn thấy vầng hào quang xung quanh bóng của chính đầu mình.Loại vầng hào quang đó được gọi là bóng ma Brocken. Vầng hào quang tròn, giống như vầng hào quang mà đôi khi bạn thấy xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng.
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.
'Đèn mặt trời' trên cao nguyên đá
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.