Ngỡ ngàng với cây thông Noel 5 tầng có hình bản đồ Việt Nam
Theo Rhysh Roshan Rai: "Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng xứng đáng sau 2 lượt trận bán kết (thắng đội Singapore tỷ số chung cuộc 5-1) và có mặt ở trận chung kết AFF Cup hoàn toàn đúng vị thế của mình. Cầu thủ Nguyễn Xuân Son quá hay, xứng đáng được ca ngợi khi không chỉ ghi bàn, kiến tạo, mà còn kết nối lối chơi cả đội. Nhưng với tôi, Hoàng Đức mới là cầu thủ đáng xem nhất ở trận đấu vừa qua. Một tiền vệ cừ khôi, thi đấu mạnh mẽ, điềm tĩnh, khéo léo và rất thông minh. Nếu có thẩm quyền, tôi sẵn sàng trao ngay quốc tịch Singapore cho anh ta ngay ngày mai. Thật tuyệt khi được có cơ hội xem Hoàng Đức thi đấu trong suốt những năm qua".Hoàng Đức nhận đánh giá rất cao từ Rhysh Roshan Rai, sau pha anh đi bóng ngoạn mục như làm xiếc qua 2 hậu vệ Singapore trước khi tung đường kiến tạo cho Xuân Son ghi bàn nâng tỷ số lên 2-0 ở phút 63. Đây được xem là dấu ấn chính thức khép lại mọi nỗ lực sẽ đảo ngược tình thế của các cầu thủ Đảo quốc sư tử.Cầu thủ Kyoga Nakamura ở phút 74 dù rút ngắn tỷ số còn 1-2 cho đội Singapore sau cú sút xa tuyệt đẹp. Nhưng theo Rhysh Roshan Rai, chính pha solo đỉnh cao của Hoàng Đức tạo cơ hội cho Xuân Son ghi bàn đã đánh gục mọi hy vọng của các cầu thủ Singapore. Bàn gỡ chỉ để chứng minh nỗ lực không bỏ cuộc của đội Singapore, trong khi thực tế rất khó thay đổi được bất cứ điều gì. Bàn thắng ở cuối trận của Tiến Linh từ chấm 11 m chỉ tô điểm thêm chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam.Rhysh Roshan Rai và Shasi Kumar, đều là các cựu cầu thủ Singapore, cũng đánh giá về các tình huống được cho đã gây tranh cãi trong trận đấu. Tuy nhiên, trên tài khoản mạng xã hội X, cả 2 đều phần nào cho rằng trọng tài và VAR đã xử lý đúng các tình huống khi đội nhà để thua đội tuyển Việt Nam tỷ số 1-3 ngày 29.12."Mặc dù rất khó chịu, nhưng Faris Ramli đã việt vị sau pha đánh đầu của Shawal Anuar. Hình ảnh rất rõ ràng trong đoạn phát lại. Còn về lý do tại sao trọng tài được khuyên nên đến màn hình giám sát xem lại pha bóng, là vì một quyết định quan trọng cần được đưa ra, thì thực tế là khi đó vẫn chưa rõ ràng. Ông ấy cần xem lại. Còn về thẻ vàng của Safuwan Baharudin, có lẽ là do bất đồng quan điểm và được giữ nguyên", Rhysh Roshan Rai giải thích về các tình huống đội Singapore trải qua ở đầu trận nhưng bị VAR từ chối. Sau đó, đội tuyển Việt Nam giành lại thế trận trước khi có bàn mở tỷ số của Nguyễn Xuân Son từ chấm 11 m phút 45+1.Trong tình huống đội Singapore bị thổi phạt đền khi trung vệ Lionel Tan kéo ngã và làm rách áo cầu thủ Nguyễn Xuân Son trong vòng cấm, cựu cầu thủ Shasi Kumar xác nhận: "Về mặt kỹ thuật, đây là quyết định hoàn toàn đúng của trọng tài. Lionel Tan đã phạm lỗi với Xuân Son".Cũng theo Shasi Kumar: "Có nhiều lý do để người ta cảm thấy không thuyết phục, vì trận đấu diễn ra rất căng thẳng. VAR đã từ chối bàn mở tỷ số của đội Singapore do Faris Ramli đã việt vị trước khi Shawal Anuar đánh đầu ghi bàn. Sau đó, đội Việt Nam cũng bị từ chối 1 bàn thắng cũng rất khó xác định. Rõ ràng, mọi thứ diễn ra hết sức căng thẳng, những quyết định của VAR và trọng tài khiến bên nào cũng bị ức chế".Trong khi đó, trang ESPN Asia đánh giá: "Đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024 là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng các cầu thủ Singapore cũng không có gì phải thất vọng, họ đã chiến đấu hết mình và ra về trong thế ngẩng cao đầu".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnĐại hội bóng đá kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật
Ngày 18.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết đã mời làm việc với các bên liên quan, thu thập tài liệu điều tra, làm rõ và bác bỏ thông tin không chính xác về việc xe đầu kéo thắng gấp do đèn tín hiệu chuyển đột ngột, gây sự cố rơi sắt xuống đường làm người dân bị thương.Theo CSGT TP.HCM, trước đó, thông tin phản ánh từ một số trang mạng xã hội và bài viết trên trang online của một số báo cho rằng khoảng 10 giờ 30 phút ngày 16.1, một tài xế chạy xe đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc chở các tấm sắt, thép trên tuyến QL1, hướng từ trạm thu phí An Sương - An Lạc đi ngã tư An Sương. Khi xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển đột ngột sang đỏ nên thắng gấp dẫn đến các tấm sắt chở trên sơ mi rơ moóc đổ xuống đường gây thương tích cho người điều khiển xe máy đang chạy gần bên hông, gây bức xúc dư luận.Lực lượng CSGT TP.HCM xác định thông tin nói trên là sai sự thật. Cụ thể, tại thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến QL1 (đoạn đi qua địa bàn Q.Bình Tân) rất đông phương tiện do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng cao. Do đó, chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT Phú Lâm được tăng cường tại giao lộ đã điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ tự động sang thủ công do CSGT bấm nút điều khiển. Khi điều khiển chế độ thủ công thì đèn tín hiệu giao thông cũng thực hiện theo nguyên tắc từ xanh sẽ chuyển nhấp nháy sang vàng từ 3 - 5 giây sau đó mới chuyển sang đỏ. Do đó, không có hiện tượng đèn tín hiệu giao thông từ xanh chuyển sang đỏ đột ngột làm tài xế không kịp "trở tay" phải thắng gấp gây ra sự cố trên.Sau sự cố trên, Đội CSGT Phú Lâm đã nhanh chóng tăng cường thêm lực lượng đến để giải quyết vụ việc. Tài xế điều khiển xe đầu kéo đã báo về cho chủ doanh nghiệp để điều động xe cẩu đến đưa các tấm thép lên lại sơ mi rơ moóc để di chuyển ra khỏi khu vực, tránh gây ùn tắc cục bộ tại giao lộ. Nam tài xế cho hay, khi chạy xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do không chú ý nhìn đèn từ trước, nên khi đến gần giao lộ thì đã thấy đèn chuyển từ vàng sang đỏ nên vội vàng thắng gấp làm cho hàng hóa trên xe bị trượt rơi xuống đường.Thiết bị giám sát hành trình trên xe đầu kéo cho thấy, trước thời điểm gây ra sự cố trên, khi đến gần giao lộ, tài xế đã cho xe chạy với tốc độ 42 km/h, theo xu hướng tăng tốc qua giao lộ. Khi đến giao lộ thì mới nhận thấy đèn đã chuyển từ vàng sang đỏ không kịp vượt qua nên đã thắng gấp.Trong khi đó, hàng hóa trên xe là các tấm thép lớn, nặng lại không được chằng buộc đảm bảo an toàn theo quy định. Do đó, khi xe thắng gấp, hàng hóa trên sơ mi rơ moóc đã bị trượt theo lực quán tính làm rơi đổ hàng hóa xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Rất may khi trượt đổ hàng hóa xuống đường đã không gây thương tích trực tiếp cho những người xung quanh.Tuy nhiên, một người điều khiển xe máy chạy phía sau do thấy tình huống nguy hiểm phía trước nên đã thắng gấp và tự té ngã dẫn đến bị thương nhẹ ở chân (không phải do bị các tấm sắt thép va chạm hoặc bị đè lên gây thương tích nặng như một số báo và các trang mạng xã hội dẫn lại tin).Sau vụ việc, Đội CSGT Phú Lâm đã làm việc các bên có liên quan. Người điều khiển xe máy bị té ngã không yêu cầu bồi thường. Đội CSGT Phú Lâm hiện đang tạm giữ xe đầu kéo và các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện để tiếp tục làm rõ nguyên nhân và các lỗi do tài xế gây ra sau vụ việc để xử phạt cũng như thông tin cảnh báo chung cho tài xế khi điều khiển xe chở hàng hóa rời, hàng hình trụ có mức độ nguy hiểm cao khi lưu thông trên đường.
Mục tiêu nào phù hợp với tân HLV đội tuyển Việt Nam?
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Trận chung kết VBA 2023 đầu tiên sẽ diễn ra tại TP.HCM trên sân nhà Saigon Heat - Trường quốc tế CIS vào 19 giờ 30 phút ngày 17.9.2023. Hai lượt trận kế lần lượt diễn ra vào 19 giờ 30 phút ngày 21.9.2023 và 24.9.2023 tại nhà thi đấu trường đại học Nha Trang - sân nhà đội bóng phố biển Nha Trang Dolphins.
Bắt bị can đổ hơn 200 tấn chất thải ra môi trường
Nguyễn Đình Triệu, 32 tuổi, hiện đang là thủ môn của CLB Hải Phòng - đội á quân giải bóng đá Vô địch quốc gia Night Wolf V-League 1 năm 2022. Ít người biết, thủ môn này là cựu sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.