Khởi công khu tái định cư rộng 38 ha
Theo Digital Trends, Microsoft tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ sớm hỗ trợ mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek R1 trên các máy tính Windows 11 Copilot+. Người dùng sẽ có thể chạy trực tiếp mô hình này trên thiết bị của mình thông qua các phiên bản được tối ưu hóa cho các dòng chip Qualcomm Snapdragon X, Intel Lunar Lake và AMD Ryzen AI 9.Động thái này cho thấy Microsoft đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung ứng AI, giảm bớt sự phụ thuộc vào OpenAI - đối tác mà họ đã đầu tư hàng tỉ USD. Trước đó, Microsoft cũng đã tích hợp DeepSeek R1 lên nền tảng đám mây Azure và GitHub, bất chấp những nghi ngờ về việc công ty Trung Quốc này có thể đã sử dụng dữ liệu của OpenAI một cách trái phép.Việc DeepSeek R1 có thể chạy trực tiếp trên laptop được kỳ vọng sẽ giải quyết các mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, do dữ liệu không cần phải gửi lên máy chủ của DeepSeek tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về tính bảo mật và độ tin cậy của mô hình AI này.Một số chuyên gia cho rằng Microsoft đang 'đánh một canh bạc' mạo hiểm khi đặt cược vào DeepSeek. Việc tích hợp DeepSeek vào hệ sinh thái Windows có thể khiến Microsoft gặp rắc rối nếu các cáo buộc về hành vi đánh cắp công nghệ được chứng minh là đúng.Dù vậy, không thể phủ nhận DeepSeek R1 đang tạo ra một 'cú hích' lớn trên thị trường AI. Khả năng chạy trực tiếp trên laptop sẽ giúp mô hình này tiếp cận với nhiều người dùng hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng AI mới.
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Làm booking tại bar có thu nhập chục triệu đồng/tháng nhưng...
Ngày 10.5, giá xăng dầu giữ đà tăng nhẹ, giá dầu Brent tăng 30 cent, tương đương 0,4%, lên 83,88 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ tăng 27 cent, tương đương 0,3%, lên 79,26 USD/thùng.
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán tím lịm trước ngày bị hủy niêm yết
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.

Huy động gần 9.500 tỉ đồng trồng cây xanh trong 3 năm
Xe gia đình cỡ nhỏ: Đại lý 'cắn răng' ưu đãi mạnh, doanh số cải thiện
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
CEO Tim Cook cân nhắc hoạt động sản xuất của Apple tại Indonesia
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Bus nike
Nếu lần đầu bước vào khoang nội thất một chiếc ô tô mới, chưa vận hành hầu hết đều nhận thấy khoang nội thất trên xe mới đều có mùi. Tuy nhiên, không phải mùi trên chiếc ô tô mới nào cũng giống nhau.Vậy mùi trong khoang nội thất ô tô mới xuất phát từ đâu là liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng là điều không phải ai cũng biết (!?)Thực tế, mùi trên ô tô mới nhiều người thường ngửi thấy đến từ các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nhiều bộ phận trong nội thất ô tô, chẳng hạn như nhựa, ghế da, keo dán và nhiều loại bề mặt khác trên xe. Các hóa chất này hòa trộn với nhau khi bay hơi tạo ra một mùi mà chúng ta gọi là mùi của một chiếc ô tô mới.Những hóa chất này được gọi là VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Đây là một loại hóa chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Những mùi trong nội thất ô tô mới có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc kích ứng mắt, mũi và cổ họng… với một số người bị dị ứng mùi lạ.Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy VOC từ ô tô mới gây ra các bệnh nghiêm trọng lâu dài. Thông thường sau một thời gian ngắn sử dụng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần bay hơi và biến mất.Mặc dù mùi trên ô tô mới không gây hại trong thời gian ngắn, nhưng việc giảm thiểu tiếp xúc với mùi hóa chất là điều nên làm. Có nhiều cách để mùi trên nội thất ô tô mới sớm mất đi.Đầu tiên, khi đỗ xe nên mở cửa sổ để thông gió để không khí lưu thông và để mùi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, có thể sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng VOC trong không khí bên trong xe hoặc sử dụng các sản phẩm hấp thụ mùi như cà phê rang có thể giúp hấp thụ mùi khó chịu.Hạn chế ngồi trong xe ô tô trong thời gian dài đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bởi khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi của hóa chất. Theo kinh nghiệm của người dùng ô tô, sau khoảng 6 tháng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần biến mất.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư