Từ vụ Hồng Duy bị ném bóng vào mặt: Cầu thủ ứng xử kém, tại ai?
Tại điểm bắn tầm thấp quen thuộc ở Công viên văn hóa Đầm Sen (Q.11), một bảo vệ ở đây cho biết người xem pháo hoa có thể gửi xe ngay tại công viên với mức giá 6.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, muốn có chỗ gửi xe thì phải tranh thủ đến sớm.
Newcastle giành lợi thế mua đồng đội cũ của Đoàn Văn Hậu ở SC Heerenveen
Có 2 giai đoạn Khuất Văn Khang buộc phải thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái, giai đoạn đầu tiên là tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, dưới thời HLV Troussier hồi đầu năm ngoái. Giai đoạn thứ 2 là tại AFF Cup 2024 hồi cuối năm ngoái. Cả 2 giai đoạn đấy, cầu thủ đang khoác áo CLB Thể Công Viettel đều thi đấu không thành công.Thậm chí, Khuất Văn Khang còn suýt trở thành tội đồ của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Anh mắc lỗi nặng trong trận đấu với Philippines ở lượt trận thứ 3 vòng bảng. Nếu đội tuyển Việt Nam thua Philippines trong trận đấu nói trên, con đường lên đến ngôi vô địch của đoàn quân trong tay HLV Kim Sang-sik chắc chắn gập ghềnh hơn nhiều.Thế nhưng, khi quay về với vị trí tiền vệ tấn công sở trường, Khuất Văn Khang gần như lột xác. Cầu thủ này góp công rất lớn trên hành trình lên ngôi đầu bảng V-League 2024-2025 của Thể Công Viettel. Khuất Văn Khang góp 2 bàn thắng cho đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng tại V-League. Ngoài ra, cầu thủ này còn đóng góp cho đội bóng chủ quản bằng những đường chuyền, những tình huống đá phạt, những pha đi bóng làm rối loạn hàng thủ đối phương.Khuất Văn Khang thi đấu tốt ở cả vị trí tiền vệ tấn công bên cánh trái lẫn cánh phải. Chưa hết, khi di chuyển vào trung lộ để hỗ trợ chiếm lĩnh các khoảng trống ngay trước mắt các trung vệ đối phương, Khuất Văn Khang cũng tỏ ra khá nguy hiểm.Đây cũng là cách Khuất Văn Khang đã thi đấu dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn, ở các giải U.23 và U.20 châu Á các năm 2024 và 2023. Khi đó, HLV Hoàng Anh Tuấn cũng đặt Khuất Văn Khang vào vị trí tiền vệ tấn công, thay vì hậu vệ cánh trái. Chỉ khi đá ở vai trò tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật và sự sáng tạo của cầu thủ này mới được thể hiện. Ngược lại, khi đá ở vị trí hậu vệ cánh trái, cầu thủ này lại bộc lộ nhược điểm về thể hình và khả năng tranh chấp tay đôi.Có lẽ HLV Kim Sang-sik cũng đã thấy hết những điều đó, thấy hết các điểm mạnh và điểm yếu của Khuất Văn Khang. Việc cầu thủ của Thể Công Viettel xuất sắc trong vai trò tiền vệ tấn công có thể cũng sẽ mở ra khả năng HLV Kim Sang-sik trao cho anh vai trò dẫn dắt lối chơi của đội tuyển U.22 Việt Nam, tại SEA Games. Về mặt kinh nghiệm thi đấu quốc tế, cũng như về mặt tuổi tác (22 tuổi), Khuất Văn Khang hiện rất thích hợp để sắm vai cầu thủ đầu tàu nơi hàng tiền vệ của đội tuyển U.22 Việt Nam. Chưa hết, một kỹ năng khác cũng rất đáng chú ý ở Khuất Văn Khang, đó là kỹ năng đá phạt. Cầu thủ này từng ghi 1 bàn thắng rất đẹp ở giải U.23 châu Á năm ngoái, với pha đá phạt vào lưới đội tuyển U.23 Malaysia từ khoảng cách gần 30m. Đây là bàn thắng khiến nhiều người liên tưởng đến những tình huống đá phạt của Nguyễn Quang Hải. Một cầu thủ như thế nếu không đặt anh ở hàng tấn công mà lại đặt ở hàng phòng ngự thì quá phí.Nếu buộc Khuất Văn Khang chơi ở hàng phòng ngự, việc này vừa trái sở trường của anh, vừa khiến cho cầu thủ này bị bào mòn thể lực một cách vô ích, trong khi anh hoàn toàn có thể tiết kiệm nguồn thể lực đó cho những tình huống tấn công, hỗ trợ tấn công và uy hiếp khung thành đối phương.Có lẽ đến lúc này, các HLV nội như Nguyễn Đức Thắng và Hoàng Anh Tuấn vừa giúp HLV Kim Sang-sik làm được một việc rất quan trọng, đó là gạch tên 1 hậu vệ không giỏi, thay bằng 1 tiền vệ tấn công rất sáng giá, mang tên Khuất Văn Khang!
Biến động vàng ngày 9.1: Giá vàng tăng nửa triệu đồng một lượng
Mấy ngày đầu năm Tết Ất Tỵ, thời tiết TP.HCM se lạnh vào sáng sớm với mức nhiệt dao động từ 20 - 22oC. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức nhiệt TP.HCM, Nam bộ xuống thấp mấy ngày qua là do không khí lạnh tăng cường sâu xuống phía nam. Sáng nay 31.1 (tức mùng 3 tết), nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM là 21 - 22oC, cao nhất 30 - 32oC. Trời vẫn hơi se lạnh vào sáng sớm. Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, từ mùng 4 tết, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM có thể lên thêm 1oC - tức là từ 22 - 23oC và tiếp tục lên từ 23 - 24oC, từ 24 - 25oC trong mùng 5 và mùng 6 tết.Theo ông Quyết, thời tiết TP.HCM 10 ngày đầu tháng 2 chịu chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa với một đợt tăng cường vào khoảng ngày 2 - 3.2, đợt tăng cường sau vào khoảng ngày 10.2 và kéo dài cho đến đầu tuần giữa tháng.Tuần giữa và tuần cuối tháng 2, không khí lạnh còn hoạt động khá mạnh nhưng những đợt tăng cường thưa dần và chủ yếu là tăng cường lệch đông. Do đó, nhiệt độ tăng đáng kể và một vài ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Gió đông bắc trên các khu vực biển cũng có xu hướng giảm dần. Áp thấp Ấn Miến có xu hướng hoạt động mạnh dần; đợt mạnh lên đầu tiên của áp thấp nóng này trong tháng 2.2025 là vào khoảng từ ngày 4 đến ngày 6.2 nhưng gần như không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực. Những đợt mạnh lên trong tuần giữa và cuối tháng 2 kéo dài hơn và có xu hướng mở rộng về phía nam và những sóng nhiệt sinh ra từ vùng áp thấp này bắt đầu có ảnh hưởng đến thời tiết khu vực và gây nắng nóng cho khu vực trung tâm thành phố trong một vài ngày. Cụ thể, ông Quyết cho hay, trong tháng 2.2025, nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Nửa đầu tháng, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay; nửa cuối tháng, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Nhiệt độ trung bình của tháng 2.2025 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm nhưng không nhiều. Nhiệt độ trung bình phổ biến từ 26,8 - 28oC; cao nhất phổ biến 32 - 35oC, có nơi trên 35oC. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 22 - 25oC. Trong tháng 2, mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và dông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.
UBND TP.Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn.Trong dự thảo, 107 hành vi vi phạm giao thông được đề xuất tăng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Những hành vi đề xuất tăng mức phạt là các hành vi có tính chất phổ biến, diễn ra hàng ngày, là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và ùn tắc…Đơn cử như lỗi lái ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) hiện bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng thì tại dự thảo đề nghị nâng mức phạt lên gấp đôi, từ 8 - 12 triệu đồng.Hay vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở hiện bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng thì dự thảo đề xuất phạt từ 45 - 60 triệu đồng.Dự thảo nghị quyết nêu TP.Hà Nội rộng 3.359 km2, dân số 8,5 triệu, là nơi đặt trụ sở các cơ quan T.Ư, ngoại giao, tổ chức quốc tế, là đầu mối giao thông quan trọng với đủ loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Những yếu tố trên tạo nên sự đa dạng về loại hình, phương tiện với mật độ cao, liên tục dẫn đến sự phức tạp về giao thông, khác với tỉnh, thành khác nhưng chưa có quy định, chế tài xử lý vi phạm đặc thù riêng biệt.Cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của người dân thời gian qua chưa cao, chưa tự giác dẫn đến tình trạng lại đi lặp lại vi phạm đối với một số hành vi như không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ… Hay tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe gây mất trật tự công cộng có chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và gây tâm lý bất an cho người dân.Do đó, để nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông cũng như đủ sức răn đe thì cần phải nâng cao giải pháp về xử lý vi phạm.Trong dự thảo nghị quyết UBND TP.Hà Nội dẫn luật Thủ đô mới có hiệu lực giao HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt do Chính phủ quy định và không vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.Ngoài ra, dự thảo cũng cho rằng cần thiết ban hành nghị quyết này để hoàn thiện các quy định, có cơ sở để triển khai luật Thủ đô.Ngày 1.1.2025, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Nghị định đã tăng mạnh mức phạt đối với nhiều hành vi, qua đó vi phạm giảm, tai nạn cũng giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông và từng bước hình thành văn hóa giao thông, kéo giảm những vụ tai nạn đáng tiếc.
‘Hết tết là hết tiền’, nhiều người kết thúc kỳ nghỉ tết sớm quay lại làm việc
Ngày 2.2, tại hồ Phước Bửu, UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống lần 5, thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ.Tham gia giải đua thuyền rồng truyền thống có 13 đội thi, với gần 200 vận động viên. Chung cuộc, đội thuyền rồng TT.Phước Bửu đã xuất sắc giành giải nhất. Đội thuyền rồng xã Phước Thuận đạt giải nhì và xã Hòa Bình giành giải ba. Ban tổ chức giải đua còn trao các giải khuyến khích và giải phong trào cho các đội thuyền rồng còn lại.Bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc cho biết giải đua thuyền rồng truyền thống đã được huyện tổ chức lần thứ 5."Đây là sự kiện thể thao truyền thống đặc trưng của địa phương. Các đội tham gia đều thể hiện sự chuyên nghiệp. Trước khi giải diễn ra, Ban tổ chức đã sắp xếp lịch, thời gian cho các đội tập luyện. Giải đua cũng là sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn thu hút du khách đến với địa phương", bà Đài cho hay.

Giá vàng hôm nay 10.5.2024: Neo ở mức cao nhất trong lịch sử
Giò mo - ấm áp tình quê
Để tìm hiểu về lý do tại sao các cặp vợ chồng làm điều này và kinh nghiệm của họ khi làm như vậy, nghiên cứu đã khảo sát 800 người.
Có hàng vạn lý do khiến bạn 'mê mệt' trang phục màu hồng
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ theo y học cổ truyền, tết là thời gian cuối mùa đông đầu xuân, thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), con người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.Lưu ý về các bài thuốc tăng sức đề kháng trong các ngày tết để ứng phó thời tiết, đặc biệt khi miền Bắc đang rét đậm, chuyên gia y học cổ truyền hướng dẫn các chế biến đơn giản các cây gia vị - thảo dược sẵn có để phòng bệnh thông thường mùa đông - xuân.Theo bác sĩ Trang, mật ong, tỏi hoặc trà xanh, quế chi đều các thể giúp cơ thể mạnh hơn, tăng sức chống đỡ với tác nhân gây bệnh. Có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống buổi sáng. Liều lượng nên dùng là 1 nhánh tỏi, 20 ml mật ong và 200 ml nước nóng.Hoặc tăng đề kháng từ các thảo dược sẵn có. Cụ thể: kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5 gam, pha với 200 ml nước sôi hãm 5 - 10 phút, uống ấm).Trà xanh và gừng (mỗi thứ 10 gram) sắc hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày. Trị cảm lạnh: bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30 gram) nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.Trị viêm đường hô hấp, ngạt mũi chảy nước mũi: tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20, dùng nhỏ mũi. Kinh giới, bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.Với trường hợp bị nôn, đầy bụng, khó tiêu có thể dùng gừng (5 lát) sắc nước uống ấm. Hoặc tỏi (giã 3 - 5 nhánh) dùng để đắp vùng rối. Tỏi được đặt trên vải mỏng để tránh bỏng da.Hàng ngày, trong nhà có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày tết.Bác sĩ Trang cũng lưu ý, để ăn giữ sức khỏe ngày tết, cần ăn nhiều rau màu xanh đậm giúp bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cách phòng tránh các bệnh tích cực.Bác sĩ Trang lưu ý thêm, những người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính."Các món ăn thân thuộc trong dịp tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên rất không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng", bác sĩ Trang chia sẻ.Một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: liệt mặt (liệt thần kinh số 7 ngoại biên); vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch...
vn88 vn88.pro
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư