Nắng hạn kéo dài, gần 1.900 hộ dân ở Bình Phước thiếu nước sinh hoạt
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.Thi đánh giá năng lực: Để đạt hơn 1.000 điểm như thủ khoa
Sáng 15.1, tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long cầu Lạc Quần thuộc Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển.Ông Đặng Khánh Toàn, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, cùng các lãnh đạo tỉnh đã tiến hành các nghi thức hợp long cầu Lạc Quần.Cầu Lạc Quần mới (bên phải cầu cũ, phía hạ lưu sông Ninh Cơ) nối 2 huyện Trực Ninh và Xuân Trường của tỉnh Nam Định. Cầu mới cách tim cầu cũ 20 m, chiều dài toàn cầu 508,8 m, gồm 13 nhịp, 3 nhịp liên tục 55+90+55(m); các nhịp dẫn còn lại dùng kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực. Đây là công trình cầu lớn nhất trên dự án, được hợp long sau 14 tháng thi công (từ tháng 10.2023 - 15.1.2025).Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển, được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt dự án đầu tư ngày 19.7.2022 với tổng chiều dài tuyến khoảng 24,7 km, tổng mức đầu tư 5.995 tỉ đồng, đi qua địa bàn 5 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu và Giao Thủy.Điểm đầu dự án tại xã Nam Cường, Hồng Quang (H.Nam Trực); điểm cuối khớp nối với dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định tại nút giao tuyến đường bộ ven biển với QL37B. Tuyến đường có quy mô đường cấp 1 đồng bằng, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, nền đường rộng 39 m, mặt đường 8 làn xe, kết cấu mặt đường cấp cao A1; thiết kế đồng bộ các công trình cầu, cống trên tuyến đảm bảo phù hợp với quy mô cấp đường.
Là duyên - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thanh Bình (TP.HCM)
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
'Đây là series về ẩm thực văn hóa vùng miền vào dịp tết đến xuân về với mục đích tôn vinh giá trị ẩm thực truyền thống', bà Lê Hạnh - đại diện đơn vị sản xuất TV Hub chia sẻ.Chương trình truyền hình Siêu bếp quảng bá ẩm thực Việt vừa khởi tranh mùa đầu tiên mang đến một không gian ẩm thực đặc sắc, nơi món ăn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng những sáng tạo tinh tế. Tập 1 có chủ đề Tinh hoa món Việt vừa lên sóng HTV7 tạo không khí vui vẻ đầu năm, với sự dẫn dắt câu chuyện duyên dáng của MC Tuyền Tăng, hai đầu bếp: Nguyễn Thanh Cường - quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 và Ryan Phạm - đầu bếp cho nhiều chương trình ẩm thực của truyền hình VTV, HTV... cùng 2 phụ bếp: diễn viên Việt Trang - thành viên nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy, diễn viên Huỳnh Quý - Top 3 trong cuộc thi Học viện danh hài.Giữ vai trò nhận xét, chia sẻ cảm nhận về các món ăn tại Siêu bếp tập 1 là 3 khách mời: đạo diễn Lê Hoàng; CEO Hoàng Hương Giang - nhà sáng lập và chủ sở hữu của chuỗi Đậu Homemade cùng Young Ju - ca sĩ người Hàn Quốc tại Việt Nam.Quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 Nguyễn Thanh Cường mang đến Siêu bếp 3 món ăn: gà roti cháy thố, mì xào hoàng gia và canh sườn xương rồng quyện trà ô long bắt mắt.Chef Ryan đem đến 3 món ăn: gà xông hương, giò heo kho củ kiệu hương cóc non và lẩu mắm xiên que. Về món gà xông hương, chef Ryan chia sẻ đã kết hợp nhiều cung bậc hương từ mía, sả, lá chanh thái, trà lài...; dùng phương pháp xông hơi gà trong niêu, dùng nhiệt tác động vào gà giúp cho thịt gà chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt của gà. Thời gian xông gà khoảng 1 tiếng, chỉ dùng nhiệt tác động vào các nguyên liệu, hoàn toàn không dùng nước. Món này ăn kèm xôi được sử dụng mỡ gà để nấu cùng, có thêm nước cốt dừa và lá dứa để xôi thêm béo thơm.Với món lẩu mắm xiên que, chef Ryan sáng tạo món ăn bằng cách xiên các nguyên liệu vào que để mang đến trải nghiệm thưởng thức mới cho thực khách. Anh đồng thời cũng chia sẻ bí quyết nấu lẩu mắm, để có nước lẩu ngon thì kết hợp giữa mắm cá linh và mắm cá lóc. Siêu bếp gồm 6 tập sẽ mang đến cho khán giả hương vị tết qua mỗi món ăn, tạo nên sự kết nối ý nghĩa giữa thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa ẩm thực Việt. Chương trình không chỉ giúp khán giả hiểu mà còn tự hào về di sản ẩm thực dân tộc. Việc tái hiện các món ăn truyền thống theo cách hiện đại vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa trong nhịp sống mới. Chương trình cũng mong muốn mang đến những bữa tiệc sum vầy ý nghĩa, thể hiện tình yêu văn hóa Việt và giúp thế hệ trẻ gìn giữ giá trị tết qua từng món ăn.
Trải nghiệm tính năng an toàn ‘tận răng’ của Subaru tại Hà Nội
Với khát vọng đặt hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển của Việt Nam, Masterise Homes - Thành viên của Masterise Group được biết đến với nhiều sáng kiến tích cực trên tiến trình góp phần xây dựng vì một Việt Nam bền vững. Từ đầu năm 2022, Masterise Group đã ra mắt chương trình vì cộng đồng với tên gọi "Build A Better Future - Kiến Tạo Tương Lai" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs), tập trung vào 3 mũi nhọn chiến lược gồm: môi trường sống - giáo dục - cứu trợ nhân đạo.