Không nhận khách ồn ào, trẻ dưới 12 tuổi: Chủ 'quán cà phê' ở TP.HCM nói gì?
"Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của Ukraine đối với hòa bình. Không ai trong chúng tôi mong muốn một cuộc chiến kéo dài vô tận. Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay khi có thể để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn. Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đội ngũ của tôi và tôi sẵn sàng làm việc dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Trump để đạt được một nền hòa bình bền vững", Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X. Trong tuyên bố đưa ra ngày 4.3, nhà lãnh đạo Ukraine nói sẵn sàng hành động nhanh chóng để chấm dứt chiến sự và những bước đầu tiên có thể bao gồm việc trao đổi tù nhân và một lệnh ngừng bắn trên không – cấm sử dụng tên lửa, máy bay không người lái tầm xa, bom tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự – cùng với một lệnh ngừng bắn trên biển ngay lập tức, nếu Nga cũng làm như vậy. "Sau đó, chúng tôi mong muốn nhanh chóng tiến qua tất cả các giai đoạn tiếp theo và phối hợp với Mỹ để đạt được một thỏa thuận hòa bình mạnh mẽ", ông viết.Tổng thống Zelensky còn khẳng định Ukraine "thật sự trân trọng" những gì nước Mỹ đã làm để giúp Ukraine duy trì chủ quyền và độc lập. "Và chúng tôi không quên thời điểm quan trọng khi Tổng thống Trump cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Chúng tôi biết ơn vì điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định.Nói về cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2, ông Zelensky thừa nhận nó không diễn ra theo cách nên diễn ra và ông cảm thấy đáng tiếc. Về thỏa thuận liên quan đến khoáng sản và an ninh, ông Zelensky nói Ukraine sẵn sàng ký kết bất cứ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp. "Chúng tôi coi đây là một bước tiến hướng đến sự an toàn lớn hơn và những cam kết bảo đảm an ninh vững chắc, và tôi thực sự hy vọng thỏa thuận này sẽ mang lại hiệu quả", ông viết.Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở London (Anh). Trước đó, hôm 28.2, ông tới Mỹ gặp trực tiếp ông Trump và có cuộc thảo luận về giải pháp cuộc xung đột đã diễn ra hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine cũng như thỏa thuận khoáng sản dự kiến ký với Mỹ.Tuy nhiên, cuộc gặp không có kết quả tốt đẹp khi hai bên tranh cãi và trở nên căng thẳng. Không có thỏa thuận nào được ký kết. Ông Zelensky rời Nhà Trắng với những lời chỉ trích từ phía lãnh đạo Mỹ sau đó. Trả lời truyền thông tối 2.3, ông Zelensky nói thỏa thuận sẽ được ký kết nếu các bên sẵn sàng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ có thể được cứu vãn. Ông cũng đề nghị các cuộc đàm phán nên diễn ra theo hình thức họp kín thay vì có mặt giới truyền thông.Cũng liên quan tình hình Ukraine, sáng 4.3, các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn lời quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền Tổng thống Trump quyết định đình chỉ mọi viện trợ đối với Ukraine. Điện Kremlin cùng ngày cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.Trong khi đó, bài đăng nói trên của ông Zelensky không đề cập đến thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra.Anh hạn chế sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, du học sinh Việt nói gì?
Que tránh thai là thanh nhựa nhỏ chứa nội tiết tố Levonorgestrel hay etonogestrel. Chúng được cấy dưới da cánh tay không thuận của phụ nữ, giúp chị em tránh thai từ 3-5 năm. Sau khi cấy, ta có thể sờ, cảm nhận như một que tăm dưới cánh tay.
Việt Nam đón hơn 3 triệu khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm
Dù học Trường ĐH Tôn Đức Thắng, 2 cổ động viên Nguyễn Trần Ngọc Vinh và Trần Đại An Tuyền vẫn cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng của Trường ĐH Nông Lâm trong khuôn khổ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2205 cúp THACO. Đằng sau câu chuyện cổ vũ đó là tình bạn đẹp của những cổ động viên này với cầu thủ Võ Nhật Khoa, đến từ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Tuy rằng trận đấu vào chiều 31.12.2024 không có sự góp mặt của Nhật Khoa."Mình và Nhật Khoa đã làm bạn từ năm học lớp 7. Chung niềm đam mê bóng đá, cả hai tuy học khác trường những vẫn dõi theo từng trận đấu của mỗi trường. Hiện, Ngọc Vinh cũng đang nắm giữ vị trí thủ môn ở sân bóng đá 5 người, của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Mình muốn nhắn riêng với bạn Nhật Khoa là hãy cố gắng tập luyện để có thể giành một vị trí trong các giải đấu tiếp theo", Ngọc Vinh cho hay.Trước đó, vào chiều 31.12.2024, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chạm trán đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ lượt đầu của nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Trước nhiệm vụ phải giành 3 điểm để nắm lợi thế trong cuộc đua đến ngôi đầu, đội bóng của HLV Phan Hoàng Vũ đã chơi cực kỳ quyết tâm.Theo đó, ở lượt trận thứ 2 của nhóm 6, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), vào lúc 15 giờ ngày 6.1. Ở 2 mùa giải đầu tiên, đội bóng Trường ĐH Nông Lâm đều giành quyền vào vòng chung kết và lần này đội sẽ quyết tâm đi sâu hơn. Kết thúc trận đấu, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM giành chiến thắng với tỷ số 4-0. Đây được xem là màn chạy đà tốt cho mùa giải năm nay.
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.
Quy trình, thủ tục sang tên khi mua nhà để tránh rủi ro
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.