Những tấm lòng vàng 3.6.2022
Ngày 3.2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25.1 - 2.2) tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ.Theo đó, 9 ngày qua, trên toàn địa bàn TP.HCM xảy ra 11 vụ cháy nhà và cháy công ty, doanh nghiệp. Trong đó, có 5 vụ cháy gây hậu quả trung bình và 6 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể. Tín hiệu tích cực là trong số các vụ cháy, không có người thương vong; không xảy ra vụ nổ.Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do bất cẩn trong sử dụng lửa (3 vụ), sự cố hệ thống, thiết bị điện (2 vụ) và đang điều tra 6 vụ.So sánh với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 giảm cả 3 tiêu chí, cụ thể: giảm 6 vụ cháy, giảm 1 người chết, giảm 1 người bị thương.Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động các đơn vị liên quan trực tiếp phối hợp cứu 3 người, hướng dẫn cho 10 người tự thoát nạn trong các vụ cháy, sự cố, tai nạn.Để đạt được kết quả trên, Công an TP.HCM đã tổ chức triển khai nghiêm túc công tác thường trực, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp triển khai hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.Công trình thi công quá ngổn ngang
Theo Cục Thuế (Bộ Tài chính), việc chuyển giá tránh thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia. Các hành vi chuyển giá tránh thuế của các doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi, phức tạp, là thách thức chung của cơ quan thuế tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phát sinh giao dịch với công ty mẹ, công ty liên kết tại nước ngoài. Tuy nhiên, hiện không có nguồn thông tin đảm bảo đáng tin cậy để xem xét các giao dịch liên quan của các công ty này với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam...Thời gian thanh tra giới hạn theo luật Thanh tra. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết là các tập đoàn lớn, có đội ngũ tài chính kế toán giàu kinh nghiệm, thông tin dữ liệu sổ sách kế toán lớn, gây khó khăn với công chức thuế khi thực hiện thanh tra.Đánh giá việc xử lý đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI phức tạp, khó khăn, hay xảy ra khiếu kiện, Cục Thuế dẫn ví dụ về việc thanh tra, kiểm tra đối với Coca-Cola Việt Nam.Giai đoạn từ 2007 - 2015, Coca-Cola Việt Nam có phát sinh giao dịch với các bên liên kết về mua nguyên liệu, gồm hương liệu, chất cô đặc, mua bán tài sản cố định, nhận dịch vụ, vay vốn, mua bán hàng hóa là các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu của Tập đoàn Coca-Cola.Coca-Cola Việt Nam đã kê khai, nộp các tờ khai giao dịch liên kết và lập hồ sơ xác định giá thị trường cho các năm tài chính từ 2007 - 2015. Số liệu Coca-Cola Việt Nam kê khai phản ánh thua lỗ và chuyển lỗ phát sinh giai đoạn trước, dẫn đến năm 2015 mới bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Phương pháp xác định giá mà công ty này áp dụng là phương thức so sánh lợi nhuận. Kết quả phân tích so sánh tại hồ sơ xác định giá thị trường với các đối tượng được chính Coca-Cola Việt Nam lựa chọn cho thấy, trong 5 năm, từ 2007 - 2012, kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam nằm dưới biên độ giá thị trường chuẩn được hình thành từ các đối tượng so sánh độc lập do chính Coca-Cola Việt Nam tự lựa chọn.Đáng lưu ý, Coca-Cola Việt Nam không thực hiện điều chỉnh kết quả kinh doanh của các năm có kết quả nằm dưới biên độ giá thị trường. Từ đó, đoàn thanh tra xác định Coca-Cola Việt Nam thuộc trường hợp ấn định giá giao dịch liên kết. Qua đó, làm tăng lợi nhuận tính thuế của doanh nghiệp này của 3 năm 2007, 2011 và 2012 tổng cộng gần 362 tỉ đồng, đồng thời giảm số lỗ phát sinh trong niên độ thanh tra hơn 762 tỉ đồng.Coca-Cola Việt Nam không đồng ý với biên bản thanh tra. Hiện cơ quan thuế vẫn đang tiếp tục trong quá trình giải quyết khiếu nại tại các cấp, giải quyết khiếu kiện tại tòa án.Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng chuyển giá, tránh thuế của các doanh nghiệp FDI, Cục Thuế cho biết đang tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về giao dịch liên kết để ngăn ngừa, xử lý đối với hành vi chuyển giá tránh thuế; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thu thập thông tin về các giao dịch, đầu tư, ưu đãi... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết...Hiện nay, các quốc gia, trong đó có Việt Nam tham gia trụ cột 2 (đảm bảo doanh nghiệp đa quốc gia phải chịu thuế ở mỗi nước với mức thuế suất tối thiểu thực tế là 15% bất kể doanh nghiệp đó hoạt động ở đâu - PV) về thuế tối thiểu toàn cầu nhằm ngăn chặn cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế, giúp hạn chế các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng sự khác biệt thuế suất qua ưu đãi để dịch chuyển lợi nhuận.Cục Thuế nhấn mạnh, thời gian tiếp theo, khi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được ban hành và có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp FDI sẽ khó có thể sử dụng chính sách giá nội bộ tập đoàn (thường gọi là chuyển giá) để dàn xếp giao dịch giữa các bên liên kết để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư. Thời gian qua, Báo Thanh Niên có nhiều bài viết phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề này.Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng về thông tin, báo chí và dư luận phản ánh việc doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng; yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá về các nội dung báo chí phản ánh, báo cáo trước ngày 15.3.
Xpeng G6 đầy pin chạy 755 km, 'đe dọa' VinFast VF8, Tesla Model Y
Yamaha Grande lắp ráp tại Việt Nam, Yamaha Fazzio là xe nhập khẩu
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.
Hành trình khám phá 'một nửa' Myanmar
Việc dời thủ đô mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ, dẫn đến chuyển dịch đáng kể bản sắc văn hóa của một quốc gia. Đó là lý do Tổng thống Masoud Pezeshkian đang phải đối đầu với nhiều chất vấn từ giới chính khách và những người khác ở Iran về kế hoạch này.Kế hoạch được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang đối mặt sức ép sau thời gian dài bị phương Tây cấm vận, và giá trị đồng rial giảm xuống mức lịch sử vào tháng 12.2024.Tehran hơn 200 năm trước đã trở thành kinh đô của Iran dưới triều đại của hoàng đế khai quốc Āghā Moḥammad Khān thuộc nhà Qājār.Ý tưởng dời thủ đô đi nơi khác lần đầu được nhắc đến dưới thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi thập niên 2000. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Pezeshkian một lần nữa khơi lại đề xuất này nhằm giải quyết những vấn đề Tehran phải đối mặt hiện nay như đông dân, khan hiếm nước, thiếu điện và những thách thức khác.Dù ý kiến trên được thảo luận trước đó, kế hoạch triển khai chưa từng được thi hành trên thực tế vì thiếu hụt tài chính và tranh cãi về chính trị.Iran International dẫn lời người phát ngôn chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani cho biết "thủ đô mới của nước này chắc chắn sẽ tọa lạc ở miền nam, thuộc vùng Makran, và vấn đề này đang được xúc tiến".Bà thêm rằng chính quyền Tổng thống Pezeshkian đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các học giả, giới tinh hoa và các chuyên gia, bao gồm kỹ sư, nhà xã hội học và kinh tế học.Người phát ngôn cho biết dự án dời thủ đô đang trong giai đoạn thăm dò.