Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của TP.HCM giảm sâu, cạnh tranh cao
Theo TechSpot, Android 16 sẽ là một bước ngoặt lớn, buộc các nhà phát triển ứng dụng phải thiết kế giao diện người dùng (UI) 'thích ứng', có khả năng tự động điều chỉnh để hiển thị tối ưu trên mọi kích thước và hướng của màn hình.Theo Google, hệ sinh thái Android hiện nay vô cùng đa dạng với hơn 3 tỉ thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, thiết bị gập cho đến Chromebook và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi. Điều này đòi hỏi các ứng dụng phải có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi nền tảng.Tuy nhiên, nhiều ứng dụng Android hiện tại vẫn còn khá 'cứng nhắc' với thiết kế UI cố định, chỉ phù hợp với một kích thước hoặc hướng màn hình nhất định. Android 16 sẽ chấm dứt tình trạng này bằng cách loại bỏ các thuộc tính và API cho phép ứng dụng hạn chế hướng và thay đổi kích thước, ít nhất là trên các màn hình lớn.Google khuyến khích các nhà phát triển áp dụng thiết kế UI có khả năng thích ứng cao, đảm bảo các thành phần UI không bị kéo giãn, tương thích với camera ở cả hai hướng và duy trì trạng thái ứng dụng trên các kích thước cửa sổ khác nhau.Hãng cũng đưa ra ví dụ về FlipaClip, ứng dụng đã tăng trưởng người dùng máy tính bảng lên 54% chỉ sau 4 tháng nhờ tối ưu hóa UI.Dự kiến, Android 16 sẽ ra mắt vào năm 2025 với tùy chọn cho phép ứng dụng từ chối mô hình mới. Tuy nhiên, đến năm 2026, tất cả ứng dụng muốn hoạt động trên Android sẽ bắt buộc phải hỗ trợ màn hình lớn và tuân thủ các quy định về UI thích ứng.Quyết định của Google được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng chất lượng cao, phù hợp với sự đa dạng của hệ sinh thái Android.
Sergio Garcia vô địch giải golf Hồ Tràm Open 2015
Lấy cảm hứng từ hình ảnh những bông hoa nở trên cát - biểu tượng của sự kiên cường và khát vọng vươn lên giữa nghịch cảnh, Gala Trạm yêu thương 2024 tôn vinh những con người giàu nghị lực, không khuất phục trước khó khăn. Dù cuộc sống đầy thử thách, họ vẫn mạnh mẽ đối diện, biến gian nan thành động lực, để rồi tỏa sáng rực rỡ như những đóa hoa vươn lên từ vùng đất khô cằn. Tinh thần "điều gì không thể khiến bạn gục ngã thì sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" sẽ được thể hiện đậm nét qua 52 câu chuyện đầy xúc động của Trạm yêu thương 2024.Bên cạnh những câu chuyện xúc động của năm 2024, Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát cũng sẽ giới thiệu những nhân vật mới - những con người đã biến khó khăn thành động lực, biến đau thương thành sức mạnh để tiếp tục hành trình. Khán giả cũng sẽ có cơ hội nhìn lại hành trình nỗ lực vươn lên của những nhân vật gặp biến cố ở thời điểm đẹp nhất của cuộc đời qua những cuộc trò chuyện chân thành và truyền cảm hứng, giao lưu với những nhân vật tiêu biểu như cô giáo Minh Tâm, vận động viên cờ vua Trần Ngọc Điệp, chị Nguyễn Thị Hương - Phó giám đốc Trung tâm "Vì ngày mai"; những người thầy thầm lặng đã nâng đỡ ước mơ của trẻ em khuyết tật, như cô giáo Quỳnh Trang và học trò Thanh Thư; những cặp đôi nên duyên từ Trạm yêu thương; những gia đình đã "đơm hoa kết trái"...Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát hứa hẹn sẽ chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc với tiết mục của của Rapper Ngô Tuấn Đạt nghệ danh "7dnight" - bị ảnh hưởng từ chất độc da cam khiến anh sinh ra chỉ có một bàn tay phải lành lặn. Bàn tay trái có hai mẩu ngón nhỏ xíu nhú lên như hai chồi non. Cuộc đời của anh gắn với số 7 từ đó. Trong hành trình cuộc sống, không phải lúc nào 7dnight cũng kiên cường. Lòng kiêu hãnh và hy vọng của anh nhiều lần bị quật ngã, song chưa từng bị nản chí.Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát là câu chuyện về niềm tin, nghị lực và sự yêu thương, mong muốn góp phần thay đổi nhận thức xã hội về những con người đặc biệt, tiếp thêm động lực để mỗi người có thể vươn lên và "nở hoa trong chính cuộc đời mình".
Chương trình thời trang 'Bước chân di sản' được trao giải về thông tin đối ngoại
Chùa Trăm Gian là ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm, có nhiều hạng mục công trình và nhiều gian nhất hiện còn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trải qua hàng nghìn năm, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người, đến thời điểm hiện nay di tích đã ở trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên yêu cầu đặt ra cần phải có giải pháp toàn diện để trùng tu, tôn tạo.
Anh Hồ Khanh, nghệ sư trang điểm và làm tóc tại TP.HCM (là người đưa ra ý tưởng chụp ảnh cưới thời bao cấp cho cặp đôi Minh Ngọc cùng Anthony Huỳnh), cho hay: "Những bộ trang phục cưới theo kiểu thời bao cấp được mình thiết kế từ rất lâu nhưng đến nay mới có duyên cho cặp đôi 9x này mặc. Để pha chút nét hiện đại, mình còn trang điểm phần mắt cô dâu màu nâu thay vì xanh như ngày xưa. Khi chia sẻ những bức ảnh cưới thời bao cấp của cặp đôi 9x lên mạng xã hội thì mọi người đón nhận, mình cũng rất vui và hạnh phúc".
Về nơi Đất Mũi
Reuters dẫn thông báo của Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) của Libya đã lên án vụ tấn công đến từ một nhóm các tay súng không rõ danh tính nhằm vào Bộ trưởng Jumaa.Theo GNU, nhóm này đã nổ súng trực tiếp vào xe chở bộ trưởng trong lúc đang di chuyển trên một đường cao tốc.Báo Libya Observer và hãng thông tấn Anadolu đều dẫn nguồn tin tiết lộ bộ trưởng bị thương ở chân. Ông Jumaa được đưa khẩn cấp vào bệnh viện để phẫu thuật và hiện tình hình sức khỏe đã ổn định. Chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công trong khi giới hữu trách đã mở cuộc điều tra nhằm truy tìm thủ phạm đằng sau âm mưu ám sát này.GNU dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah đã được thành lập vào năm 2021 thông qua quy trình được Liên Hiệp Quốc ủng hộ.Bộ trưởng Jumaa đảm nhận vai trò giám sát hoạt động điều phối giữa văn phòng Thủ tướng Dbeibah và các bộ khác của GNU từ tháng 3.2021. Ông được xem là một trong những cố vấn thân cận nhất của Thủ tướng Dbeibah.Trong một diễn biến khác cùng ngày ở Trung Đông, Ai Cập và Qatar đang đẩy mạnh nỗ lực giải cứu thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza trước áp lực từ Mỹ và sau khi Israel đe dọa sẽ nối lại chiến dịch quân sự, theo Đài al Qahera.Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin tiết lộ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi sẽ không thăm Mỹ và hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Donald Trump ở Nhà Trắng nếu nghị trình làm việc bao gồm kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza. Washington và Cairo chưa bình luận về thông tin trên.Cùng ngày, Tổng thống Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nói với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đang thăm Trung Đông rằng nỗ lực hòa bình tại khu vực nên dựa trên giải pháp hai nhà nước để giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.Về tình hình Li Băng, người phát ngôn quân đội Israel Avichay Adraee tuyên bố lực lượng nước này sẽ tiếp tục bám trụ miền nam Li Băng sau khi thỏa thuận ngừng bắn được kéo dài.

Nữ tài xế Mercedes S400 mở cửa xe gây tai nạn với xe máy: Lỗi do ai?
Đã có cách để bạn tăng chiều cao cho con gái
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Giao dịch bất động sản tăng trở lại
dota2 bet
Sau thành công ở giải đấu vào năm 2024, khi lần đầu tiên Đài truyền hình TP.HCM (HTV) phối hợp với UBND quận 5 và Liên đoàn Lân - Sư - Rồng TP.HCM tổ chức, giải Lân Sư Rồng quốc tế quận 5 mở rộng Cúp Chợ Lớn - HTV 2025 tiếp tục tổ chức với quy mô lớn, quy tụ 45 đoàn Lân Sư Rồng trên cả nước đăng ký tham dự. Giải năm nay diễn ra trong không khí mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025), hứa hẹn mang đến nhiều điều hấp dẫn, chất lượng chuyên môn cao, mở rộng giao lưu quốc tế với nhiều điểm mới đáng chú ý. Chủ đề của giải năm nay là "Đất nước trọn niềm vui". Theo đó, các phần thi đấu có gắn kết nội dung lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự phát triển, đổi mới của TP.HCM với chuyển đổi số, công nghệ 4.0, metro phục vụ người dân, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc…Đặc biệt, lần đầu tiên giải có sự tham gia của 3 đoàn Lân Sư Rồng quốc tế tên tuổi đến từ Thái Lan, Malaysia, Singapore. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên giải tổ chức thi đấu vòng loại tuyển chọn từ 45 đội trên cả nước đăng ký tham gia, tìm ra 20 đội mạnh nhất tranh tài vòng chung kết nội dung Lân lên Mai hoa thung.Vòng loại đã diễn ra vào ngày 15 và 16.12.2024. Lần đầu tiên một giải Lân Sư Rồng có đêm thi chung kết xếp hạng để chọn ra đội vô địch, nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các đoàn, thu hút khán giả thưởng thức. Giải diễn ra trong 4 ngày: từ 9.1 - 12.1.2025 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận 5. Trong đó, 1 ngày để thi nội dung múa rồng truyền thống, 3 ngày còn lại để thi nội dung Lân lên Mai hoa thung. HTV sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ 4 ngày thi. Ban tổ chức kỳ vọng giải đấu sẽ tiếp tục là nơi tranh tài đặc sắc, phô diễn những kỹ thuật tinh túy nhất, đẹp nhất của loại hình thể thao nghệ thuật Lân Sư Rồng. Điều này nhằm phục vụ người dân TP.HCM và khán giả truyền hình cả nước, góp phần lan tỏa sản phẩm du lịch văn hóa, thể thao hấp dẫn của quận 5 nói riêng và TP.HCM nói chung, qua đó phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư