Hơn nửa số máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ cùng tập trận
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Chính phủ Hungary cấp 200 suất học bổng du học cho công dân Việt
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Doanh nghiệp than trời vì chờ đợi ‘một cửa’
Theo ông Hà Tiến, thông qua lễ hội sẽ góp phần tăng cường công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, ngành nghề truyền thống. Tạo không gian để các nghệ nhân, nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống của các dân tộc.
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Du khách chi hơn 26 tỉ đồng mua tour, sản phẩm ở Ngày hội Du lịch TP.HCM
Để hỗ trợ hành khách mua vé và đi lại trên tuyến đường sắt đô thị số 1 từ 21.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu.Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng ứng dụng HCMC Metro bằng cách chọn lộ trình điểm đi đến và thanh toán trên ứng dụng, sau đó nhận QR code tạo trực tiếp từ ứng dụng rồi quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Ngoài ra, hành khách có thể thanh toán bằng ví điện tử MoMo (dự kiến từ 24.1), trước khi đơn vị vận hành tiếp tục mở rộng bổ sung liên kết với các loại ví khác. Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Để mua vé theo thời gian (vé ngày, vé tháng cho hành khách phổ thông), người dân đăng ký tài khoản trên ứng dụng HCMC Metro và thanh toán để mua vé 1 ngày, 3 ngày hoặc vé tháng (30 ngày), sau đó sẽ nhận QR code điện tử tạo trực tiếp từ ứng dụng và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Đáng chú ý, hành khách sử dụng vé tháng có thể liên kết với thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước để đi tàu từ ngày 15.2.Các đối tượng thuộc diện miễn vé như người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sẽ sử dụng thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước ở các cổng soát vé vào/ra ở các nhà ga để đi tàu điện. Trẻ em dưới 6 tuổi cũng được miễn phí vé đi tàu nhưng phải có người lớn đi kèm. Trong trường hợp nhân viên nhà ga có thể yêu cầu, người đi cùng phải chứng minh được trẻ em thuộc độ tuổi miễn vé.Hành khách thuộc đối tượng giảm giá vé như học sinh, sinh viên sẽ thực hiện đăng ký thông qua ứng dụng Công dân số TP.HCM từ 25.1 và mở bán vé tháng từ 15.2.