Việt Nam thu hàng ngàn tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Đậu bắp cũng rất giàu sắt, folate, kẽm và vitamin B, tất cả đều tốt cho tuyến tình dục. Tương tự, nó cũng hoạt động như một chất thư giãn tự nhiên nhờ vào lượng beta-carotene cao.Tổng giám đốc Thuduc House từ nhiệm khi vụ án về thuế sắp xử phúc thẩm
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập.
12 'ông đồ' trình diễn thư pháp tại lễ hội tưởng niệm Đức Vương Ngô Quyền
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
minh họa: shutterstock
ĐH số 1 tại Úc, hạng 14 thế giới 'rộng cửa' tuyển thẳng học sinh Việt Nam
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.