Dakota Fanning nhớ mãi chiếc điện thoại đầu tiên được Tom Cruise tặng quà sinh nhật
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.Dịch vụ thuê thời trang, giải pháp mặc đẹp cho số đông?
Ngày 18.3, trao đổi với Thanh Niên, Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng cho biết mức xử phạt đối với 11 tài xế vi phạm vượt đèn đỏ trong đoàn siêu xe vừa qua, căn cứ Nghị định 168.Trong đó, 8 tài xế điều khiển ô tô bị xử phạt 19 triệu đồng/người (khung xử phạt 18 – 20 triệu đồng), 3 tài xế điều khiển mô tô phân khối lớn bị xử phạt 5 triệu đồng/người (khung xử phạt 4 – 6 triệu đồng).Căn cứ khung xử phạt, mức xử phạt trên nằm ở trung bình khung, tiệm cận mức kịch khung, đồng thời mỗi tài xế bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe.Giải thích việc không xử phạt mức kịch khung (20 triệu đồng đối với tài xế ô tô và 6 triệu đồng với tài xế mô tô), thượng tá Phan Văn Thương cho biết, việc xử phạt kịch khung theo quy định cần có các tình tiết tăng nặng để áp dụng, trong khi mức phạt tuy ở mức tiệm cận mức kịch khung, nhưng khoảng cách chênh lệch so với kịch khung không nhiều (1 triệu đồng), bởi theo Nghị định 168 đã có mức phạt tăng cao so với trước, nên mức phạt 19 triệu đồng/tài xế ô tô, 5 triệu đồng/tài xế mô tô đủ sức răn đe vi phạm.Lãnh đạo Phòng CSGT cũng cho biết thêm, bên cạnh đó, việc áp dụng mức trung bình khung đối với các tài xế đoàn siêu xe là phù hợp, bởi các tài xế có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Khi được mời làm việc, đại diện doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện, các tài xế đã hợp tác, không có biểu hiện chống đối, người vi phạm cầu thị, gửi lời xin lỗi đến cơ quan chức năng và người dân."Đối với vấn đề vi phạm giao thông của đoàn siêu xe có tính chất tổ chức và cố tình hay không, Phòng CSGT cũng đã làm rõ, trước khi diễn ra các hoạt động, trưởng đoàn, đơn vị tổ chức sự kiện đã họp đoàn, quán triệt toàn đoàn rất kỹ. Làm việc với CSGT, họ giải thích là doanh nghiệp lớn, sợ ảnh hưởng uy tín, trước đó đã có nhiều đơn vị khác bị sự cố tương tự nên đoàn yêu cầu tài xế lái xe thận trọng. Họ trình bày trong quá trình di chuyển, tài xế tập trung tay lái, không để ý, nên khi xe đầu tiên đi lố đèn đỏ, các xe theo sau không kiểm soát được, không chủ ý vượt đèn đỏ", lãnh đạo Phòng CSGT cho biết.Đối với giấy phép diễu hành đoàn siêu xe, theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, phía đơn vị tổ chức đã nộp đơn thực hiện các thủ tục trên lĩnh vực quảng cáo, thông báo diễu hành đoàn người phục vụ công tác quảng bá từ 16 đến 20.3 với khung giờ, tuyến đường đầy đủ. Trong quá trình lưu thông, việc vi phạm giao thông của đoàn siêu xe đã bị Phòng CSGT đã xử phạt.
Honda Dax 1978 Edition mở bán 150 xe, dân buôn tại Việt Nam chào giá 160 triệu
Liên quan đến vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại dự án sân bay Long Thành, ngày 12.2 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ban hành thư kêu gọi cung cấp thông tin cũng như kêu gọi những người có sai phạm tự giác trình báo, khắc phục hậu quả.Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết quá trình điều tra ban đầu, đã xác định có nhiều sai phạm của Hội đồng bồi thường trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.Thư kêu gọi nêu: Hiện nay, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng bồi thường (ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch H.Long Thành - PV) và các cán bộ trong hội đồng.Để phục vụ công tác điều tra, đấu tranh xử lý đối với các sai phạm liên quan, đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật và thu hồi ngân sách Nhà nước bị thiệt hại, Cơ quan CSĐT kêu gọi các cán bộ, viên chức và nhân dân cung cấp thông tin liên quan đến các sai phạm trong công tác bồi thường. Đồng thời kêu gọi các cá nhân có sai phạm trong việc tổ chức chi trả và nhận bồi thường hỗ trợ tái định cư không đúng chính sách hãy tự giác trình báo và khắc phục hậu quả, giao nộp lại tài sản đã nhận trái quy định để được hưởng chính sách khoan hồng. "Trường hợp không chủ động trình báo, giao nộp, khi cơ quan điều tra phát hiện sẽ bị thu hồi tài sản và còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi khai khống, gian dối để trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước, theo quy định pháp luật", thư kêu gọi nêu.
Tại miền Bắc, giá heo hơi ở Thái Bình và Phú Thọ tăng 1.000 đồng lên mức 64.000 đồng/kg. Cùng tăng 1.000 đồng nhưng Ninh Bình và Tuyên Quang lên lần lượt 62.000 và 63.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại tiếp tục ổn định trong khoảng từ 62.000 - 63.000 đồng/kg.
FPT đề xuất chuyển đổi số và phát triển giáo dục tại Thái Nguyên
Ngày 10.1, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (TP.Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm dành cho trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, H.Đan Phượng.Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ. Điều này khiến công tác kiểm đếm, phân loại của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm đã có hiện tượng chảy nước và xuất hiện mùi hôi nồng nặc.Chủ kho hàng thừa nhận lô hàng trên 13 tấn thực phẩm này hoàn toàn không có nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, được thu mua trôi nổi trên thị trường, chủ yếu từ biên giới, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Nếu trót lọt, số thực phẩm không rõ nguồn gốc này sau đó sẽ được cung cấp ra các cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên địa bàn thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan để tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Theo niêm yết, lô hàng vi phạm có tổng trị giá gần 1,9 tỉ đồng.Trước đó, đơn vị QLTT này cũng đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành kiểm tra và thu giữ tại Khu công nghiệp Quang Minh và một cơ sở kinh doanh tại H.Thanh Trì (Hà Nội), phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đựng trong các thùng carton vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Đoàn kiểm tra ghi nhận gần 10 tấn hàng hóa là sách bò, dạ dày bò, dạ dày heo đông lạnh không có nhãn mác, trên bao bì không thể hiện thông tin về sản phẩm, ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng. Trong đó, nhiều nhất là sách bò với số lượng khoảng 8 tấn. Theo quan sát, nhiều sản phẩm đã xuất hiện dấu hiệu phân hủy, biến đổi màu sắc và bốc mùi hôi thối.