Hết quý 1 mới giải ngân 1,3%, Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM nói gì?
Đặc biệt, năm 2021, HDBank tự hào khi được đồng hành cùng tuyển Futsal Việt Nam trong lần thứ 2 liên tiếp góp mặt ở vòng chung kết và vượt qua vòng bảng tại FIFA Futsal World Cup 2021.Có nên mua laptop màn hình cảm ứng?
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Chuyển nhượng mùa hè nóng ngay sau Champions League: Mane ra đi, Modric gia hạn 1 năm
Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng nói trên hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, y tế hoặc nghệ thuật. Sau đây là một số nét nổi bật về những nhận vật nổi tiếng này.Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 15.6.1953, năm Quý Tỵ. Ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 23.10.2022, và tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 10.3.2023. Khi ông Tập tái đắc cử Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3, Tân Hoa xã đưa tin dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đang tiến bước trên một mô hình hiện đại hóa chưa từng thấy trước đây. GDP của Trung Quốc đã tăng lên 121.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.370 tỉ USD) từ mức 53.9000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012.Vị nguyên thủ quốc gia tuổi Tỵ thứ hai là ông Volodymyr Zelensky, sinh ngày 25.1.1978, nhằm ngày âm lịch là 17.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông trở thành tổng thống của Ukraine kể từ ngày 20.5.2019 cho đến nay. Trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài và đạo diễn.Ngoài ra, Tống thống Zelensky được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là Nhân vật của năm 2022. Ông Emmanuel Macron, sinh ngày 21.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp vào ngày 14.5.2017, khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công. Khi đó, ông Macron còn trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong số những nước quyền lực nhất thế giới, theo Reuters. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2022.Ông Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux, người lớn hơn ông 24 tuổi và là cô giáo cũ của ông tại một trường trung học. Bố mẹ ông phản đối quyết liệt mối tình này, nhưng trước sự kiên định của ông Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn vào năm 2007.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sinh ngày 3.3.1965, năm Ất Tỵ. Vào năm 2017, ông Tedros, người Ethiopia, đã làm nên lịch sử khi trở thành người châu Phi đầu tiên đắc cử chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với nhiệm kỳ 5 năm. Ông Tedros đã tự mô tả là “người con của chiến tranh”, theo AFP. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tedros chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế lớn. Năm 2018, dịch Ebola bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và mất đến 2 năm mới được kiểm soát. Năm 2020, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và tàn phá thế giới.Vào tháng 5.2022, ông được các nước thành viên của WHO bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, khi không có ứng viên nào tranh cử với ông Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc đối phó đại dịch Covid-19.Taylor Alison Swift sinh ngày 13.12.1989, năm Kỷ Tỵ. Cô trở thành tỉ phú vào tháng 10.2023, là nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng tỉ phú của tạp chí Forbes, chủ yếu dựa trên các bài hát và màn trình diễn của cô. Tính đến ngày 20.1.2025, tài sản của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ này là 1,6 tỉ USD, theo Forbes.Taylor Swift cũng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2023, trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất hiện hai lần trên trang bìa Nhân vật của năm kể từ khi Time bắt đầu truyền thống bình chọn nhân vật của năm từ năm 1927. Swift lần đầu được vinh danh là Nhân vật của năm vào năm 2017, khi cô được công nhận là một trong những người phá vỡ sự im lặng mà đã truyền cảm hứng cho phụ nữ lên tiếng về hành vi sai trái về tình dục.Những cố lãnh đạo sinh năm Tỵ của một số nước có cố Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông (sinh ngày 26.12.1893, năm Quý Tỵ) và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29.5.1917, năm Đinh Tỵ). Ngoài ra, những cựu lãnh đạo một số nước sinh năm Tỵ gồm có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (sinh ngày 6.5.1953, năm Quý Tỵ) và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (sinh ngày 14.9.1965, năm Ất Tỵ).
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Xe côn tay tầm 50 triệu: 'Bọ ngựa' Suzuki Satria có đủ sức đấu Yamaha Exciter?
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.