Lãi suất tăng, giá vàng bùng nổ
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.Truy Kích PC đổ bộ phòng máy, đồng hành cùng Ways Station
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 001/2025/TT-BNV về Nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức, áp dụng từ 1.5.2025.Đối tượng áp dụng là những người tham gia tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức.Theo nội quy, đối với thí sinh, phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Thí sinh dự thi đến muộn không quá 5 phút đối với bài thi có thời gian thi tối đa 30 phút hoặc không quá 10 phút đối với bài thi có thời gian thi tối đa từ 60 phút trở lên thì được dự thi.Ngoài ra, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật làm cho thí sinh không thể có mặt đúng giờ hoặc trong thời gian quy định tại điểm a khoản này, trưởng ban coi thi, trưởng ban phỏng vấn, trưởng ban kiểm tra sát hạch báo cáo chủ tịch hội đồng xem xét, quyết định việc thí sinh được dự thi đối với các trường hợp cụ thể.Đáng chú ý, thông tư đưa ra 4 hình thức xử lý vi phạm đối với thí sinh trong kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức như sau:Khiển trách áp dụng với các trường hợp: không vào đúng vị trí quy định sau khi bị nhắc nhở lần đầu; trao đổi với thí sinh khác sau khi đã bị nhắc nhở lần đầu nhưng không chấp hành hoặc vẫn tái phạm.Cảnh cáo: đã bị khiển trách và tái phạm; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; cho thí sinh khác chép bài hoặc chép bài của thí sinh khác; sử dụng tài liệu trái quy định, mang vào phòng thi các thiết bị điện tử (điện thoại, máy ghi âm, máy vi tính,...), trừ trường hợp có quy định khác.Đình chỉ thi, áp dụng với các trường hợp: đã bị cảnh cáo và tái phạm; sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian làm bài thi (trừ trường hợp có quy định khác); gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi.Hủy kết quả thi, áp dụng với các trường hợp: viết, vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi vào tờ giấy thi; đánh tráo bài làm, làm hộ bài cho thí sinh khác, thi hộ; bị đình chỉ thi. Về xử lý thí sinh vi phạm, thí sinh bị khiển trách trong bài thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số câu trả lời đúng hoặc 25% tổng số điểm đạt được của bài thi đó.Thí sinh bị cảnh cáo trong bài thi nào sẽ bị trừ 50% tổng số câu trả lời đúng hoặc 50% tổng số điểm đạt được của bài thi đó.Khi tổng hợp kết quả, căn cứ biên bản xử lý vi phạm do giám thị phòng thi lập và báo cáo của trưởng ban coi thi, trưởng ban phỏng vấn, trưởng ban kiểm tra sát hạch, chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định việc trừ số câu trả lời đúng hoặc trừ số điểm.Trường hợp thí sinh gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi thì ngoài việc bị đình chỉ, hủy kết quả thi, tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.Thí sinh dự thi là cán bộ, công chức, viên chức nếu bị đình chỉ thi hoặc bị hủy kết quả thi, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi
Ngoài ra, hệ thống ghế ngồi trên Honda BR-V cũng được bố trí theo kiểu cao dần ra phía sau. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn, hạn chế cảm giác bức bí cho người ngồi ở hàng 2 và 3. Mặc dù vậy, cách sắp xếp này cũng mang lại hạn chế nhỏ, khi không gian bên trên hàng ghế sau cùng phần nào bị bó hẹp. Với người có chiều cao tốt, phần đầu sẽ rất dễ bị chạm vào trần xe hơn.
Bác sĩ Trần Cẩm Long năm nay 60 tuổi, quê Đà Nẵng. Ông từng học ĐH Y khoa Huế (nay là ĐH Y - Dược, ĐH Huế). Sau tốt nghiệp, năm 1998 ông chuyển vào Nha Trang (quê vợ) để sinh sống và làm việc. Hiện ông là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại phòng khám riêng ở TP.Nha Trang – kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cờ người và bình luận viên hội thi cờ người do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đề cử .
Ông Ba xóm Chài - Truyện ngắn của Minh Vy (TP.HCM)
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.