Cùng Shinhan SOL Việt Nam săn Jackpot với tiện ích 'Vietlott SMS'
Túi tiền nhẹ, tình có nặng cũng đành chịu. Nhỏ bạn than thở: "Công nhân may mà hay gặp rủi. Tao vừa bị trừ lương vì mấy sản phẩm dính lỗi. Cũng bởi cái tội xao lãng vì nhớ nhà. Tháng gần tết mà xui xẻo. Đúng là chó cắn áo rách". Chị nói bông lông cho bạn đỡ buồn: "Ai biểu! Nhớ nhà thì để tối hẵng nhớ. Nước mắt sẽ được bóng đêm an ủi".Chị chưa quên chuyện sắm tết năm ngoái. Mặc dù mấy hộp mứt, hạt dưa, trà… đã được chị "giảm giá" gần một nửa khi mẹ hỏi, nhưng bà vẫn chê mắc, la um sùm: "Sang năm để tiền về chợ mình mua, mấy thứ này được cái tốt mã, ở trong có nhiêu đâu". Mẹ thường vậy, hay ngờ những gì bóng bẩy. Muốn ghé chợ nhưng chị tặc lưỡi: "Thôi". Chiều nay vẫn như chiều qua: Trứng luộc, canh cải với tóp mỡ cho qua ngày. Một mình với bữa cơm chiều, chị xoay bên nào cũng lệch. Anh chàng chung vách, là thợ điện, hơn tuần nay lên bệnh viện nuôi mẹ, bỗng bước qua ngồi chình ình trước cửa. Anh nói họ "trọ" tụi mình tới bữa ai cũng ăn "qua quýt". Mà qua quýt cũng ngon, cơm có canh "khổ qua", cùng bữa có "quýt" tráng miệng. Chị cười nhưng không nói gì. Như sực nhớ, anh về bưng qua dĩa quýt đầy có ngọn: "Em gái ở quê mới gởi lên. Tụi mình ăn cho vui nha". Chị thấy lạ khi nghe hai tiếng "tụi mình". Làm như đã "có gì" với nhau vậy. Nhưng chị đã nghe lòng khang khác, lao xao, như một cơn gió lạ khẽ thổi qua.Dãy phòng trọ chen chúc hơn chục lao động tứ xứ. Phòng nhỏ, sân chật, con gà của chú bảo vệ dạo chơi vài chục bước đã "ôm cua". Công nhân lam lũ nên cái sân của họ cằn cỗi. Riêng sân của anh thì mướt lắm. Mùa hè có luống bông sao nhái hồng phớt; mùa thu thì vài ba khóm cúc tím nhạt; giờ xuân vừa ngấp nghé đã có mấy vạt vạn thọ vàng tươi. Chú bảo vệ cà rỡn: "Một đời chơi bông chơi hoa, một đời giữ cổng cũng qua một đời". Anh cười: "Chú ghẹo hoài, để con làm màu, kiếm chút vợ chứ".Nhớ tháng này năm ngoái, đang đứng ngắm bông, anh "bắt được", hỏi có ưng không tui tặng. Chị cười: "Ngắm ké thôi, khỏi tưới nước". Anh này coi bộ cũng hay hay, rất "nghệ sĩ", tính hiền lành, hay giúp người, nhiều tài vặt. Dãy trọ phòng nào mưa dột, điện đóm chập chờn, cửa nẻo xập xệ… nhờ một tiếng là anh chạy qua sửa liền. Chị cũng từng nhờ anh "tút" lại cái bậc thềm sứt sẹo. Làm đường dây ở ngoại ô, anh hay tha về mớ bông dại, tỉ mẩn o bế thành bình bông coi được lắm. Anh shipper đi ngang: "Ngó bình bông, tui biết ông đang yêu". Câu nói khiến chị giả đò đi ngang liếc xéo: "Đẹp thiệt". Chị hay gặp anh lúc sáng sớm khi cùng khóa cửa đi làm. Đôi lần anh nhờ chị sẵn đi chợ mua giùm mớ rau, con cá. Anh đưa tiền khi thiếu, khi dư (chắc là để gây lăng nhăng dây nhợ đây mà). Thiếu thì anh qua trả rồi đứng xớ rớ nói mấy câu mới chịu về. Dư thì buộc chị phải xẹt qua phòng anh, để tiền trên bàn rồi bước ra cái rột. Về rồi mới ngẩn ngơ, tiêng tiếc, sao mình không nói mấy câu đã "học thuộc" trước khi qua.Chị lướt mạng thấy cái clip nói về "thiền" bằng cách theo dõi hơi thở cho tâm an, dễ ngủ. Phải đó, mình làm quần quật, mệt đứt hơi, biết đâu thiền sẽ "nối" lại. Sau vài lần thực hành, tâm trí chú ý "hít vào, thở ra" giấc ngủ vẫn không thèm tới. Đã vậy, chị còn nghe rõ tiếng thở dài mình lại thương mình, thấy rõ căn nhà nhỏ ngoài quê xỉn màu mưa nắng, thấy rõ cái dáng tất bật của ba mở cửa chuồng bò khi sương chưa tan, thấy rõ dáng mẹ lom khom cắt rau gánh ra chợ sớm. Thôi, "thiền" trong xưởng với cái máy may được rồi. Thiếu tiền phụ ba mẹ lo tết, sắm áo mới cho em thì có thiền kiểu gì rồi chiêm bao cũng thấy tiền. Mà vụ này "có thật" à nghen. Trong mơ, chị thấy những tờ tiền mới cứng rớt quanh mình. Mừng quá chừng, chưa kịp lượm thì chị đã nghe tiếng gà gáy sáng. Hổm rày, khuôn mặt anh hay "xâm nhập" vào lòng cô gái quê chưa có ai để nhớ. Tiểu thuyết ngôn tình hay nói trạng huống này là "hình bóng yêu thương vấn vương xao xuyến". Hồi chiều, anh ở bệnh viện nhắn tin nhờ chị: "Làm ơn cho lũ bông vài ca nước. Tui không về được". Thì tưới! Nhưng chị mắc cỡ vì bạn trọ xì xào: "Dính như mủ mít rồi", "Ủa, hai người bồ bịch hồi nào vậy ta". Chú bảo vệ dắt xe qua: "Đừng nói vậy tội nghiệp nó. Tụi mình như những mảnh phèn dạt lên phố rồi thành hàng xóm với nhau. Giúp nhau là nghĩa láng giềng". Chị cảm động nghĩ: "Đúng là người tốt không nói lời xấu".Có cuộc gọi không thấy tên người, chị hồi hộp, linh cảm: Người lạ hay gió lạ? Ngập ngừng vài giây, chị bấm nghe. "Mẹ tui bớt nhiều rồi. Bữa nào về miền Trung ăn tết nói tui tiễn". Chị hoảng hồn, là tiếng của anh ấy. Chị lí nhí: "Ngày về hả? Dự tính là 25 âm. Nhưng cũng chưa chắc đâu anh". Năm ngoái mua vé trầy trật, chen lấn thiếu điều người dẹp lép như… chiếc dép vẫn không được. Trước cổng công ty có người rỉ tai: Xếp hàng mua vé hả? Có mà thăm thẳm chiều trôi. Phải chợ đen thôi. Chơi không? Hai "chai" (triệu) chớ mấy. Chị bấm bụng gật đầu. Chiều xuống bến, chưa chạm cửa xe chị đã bị lơ phát hiện vé giả. May nhờ hội đồng hương Quảng Ngãi tại thành phố kiếm cho một chỗ ngồi trên chuyến xe thiện nguyện, không thì chị có nước quay về phòng trọ khóc. Chị chạm thềm nhà tối 29 tết, bước chân lóng ngóng vấp ngạch cửa muốn té. Mẹ mừng quýnh. Ba luống cuống đỡ hành lý. Ông mắng, thằng cha mày, miết bữa nay mới ló mặt về, ba với mẹ trông muốn chết. Năm nay phân xưởng cử người mua vé tết cho mấy chục công nhân miền Trung. Đồ đạc, quà bánh đã nằm gọn trong va li. Dãy trọ vắng ngắt. Trước khi ra bến xe, chị "tự giác" qua sân bên tưới nước, ve vuốt mấy cây bông thọ. "Ráng ngậm sương đêm mà tươi lên nghen. Mùng 5 chị vô. Đứa nào ủ rũ chị buồn lắm đó". Chị khóa cửa dềnh dàng, chậm chạp, ngó quanh như đợi ai. Có chút tủi thân, chị nghĩ: "Chỉ mấy bụi bông tiễn mình thôi. Người ta nói chơi chứ đâu có tiễn".Xe giường nằm khởi hành lúc xế chiều. Tài xế tính xuất bến giờ này thì sáng mai mọi người đã chạm ngõ nhà mình. Xe đêm, ai cũng nhắm mắt nhưng không phải để ngủ, mà để thấy chốn về mỗi lúc một gần. Từng chặp, những tiếng reo khẽ khiến ai cũng nhổm người nhìn qua ô kính: "Đã qua Đại Lãnh", "sắp Quy Nhơn rồi"… Mờ sáng, tin nhắn của anh làm chị bồi hồi: "Xin lỗi nha! Thủ tục ra viện cho mẹ tui gặp xíu rắc rối nên không tiễn được. Ăn tết vui nha. Ra giêng gặp". Chị hồi hộp nhắn lại: "Không sao. Biết anh mắc công chuyện mà. Chúc mừng bác đã khỏe. Anh cũng ăn tết vui. Nhớ để phần bánh miền Tây cho tui nghen".Xe lướt êm. Lòng chị reo vui, vui ngày về, vui một điều gì chưa rõ rệt vừa khởi lên, trong trẻo quá. Chị kéo tấm mền mỏng che nụ cười, "che" luôn ý nghĩ: Mình thiệt là thứ hổng biết dị! Đã là gì với người ta đâu mà biểu "để phần bánh". Tiếng hát rất ngọt từ điện thoại của người bên cạnh khiến chị xốn xang, "Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở…". Lắng lòng, chị biết mình đang rơi vào miền gió lạ với những cảm xúc mới mẻ.Hấp dẫn giải thưởng Olympic tin học miền Trung và Tây nguyên
Từ năm 2019 - 2022, Nguyễn Trọng Nhân tham gia được thêm 1 cuộc thi là Vô địch quốc gia năm 2021, giành được 1 HCĐ. Đến năm 2022, quyết định táo bạo của anh “xuất ngoại” chinh chiến bị nhiều người ngăn cản vì “sẽ chẳng làm gì được đâu”.
Giao lưu cùng nhà văn Nhật Chiêu về Jon Fosse và 'Những con sóng ngôn từ'
Chiều 12.2, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều người đi xe máy té la liệt trên đường Cộng Hòa, đoạn gần đường Út Tịch, cầu vượt Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM). Theo hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đi xe máy bị té đang dựng xe đứng dậy trên đoạn đường bị đổ nhớt. Anh Trần Quốc Anh, người chứng kiến sự việc cho biết, có từ 40 - 50 xe máy bị té trên đoạn đường này. Anh liền đuổi theo chiếc xe ô tô khách để báo xe dừng lại. Khi đó, tài xế xe khách mới biết xe mình đang bị chảy nhớt. Anh Quốc Anh cũng gọi báo cơ quan chức năng đến xử lý.Được biết, sự việc xảy ra lúc 15 giờ 20 phút trên đường Cộng Hòa, nhớt từ chiếc xe ô tô khách đổ trên đường tạo thành vệt dài khoảng 200 m. Thời điểm này, thiếu tá Trương Thanh Toàn, cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) đang tuần tra kiểm soát trên địa bàn theo phân công của Ban chỉ huy đội thì phát hiện sự việc.Người dân chứng kiến sự việc cho hay, một vài người đi xe máy đã bị té, xây xát nhẹ nên tự đứng dậy di chuyển ngay sau đó.Lập tức, thiếu tá Trương Thanh Toàn đã báo về Ban chỉ huy Đội CSGT Tân Sơn Nhất để nắm tình hình. Đồng thời, thiếu tá Nguyễn Quốc Bảo và đại úy Vũ Đức Thành (cùng thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất) nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp tìm nhánh cây rải trên khu vực đổ nhớt, cảnh báo nguy hiểm và điều tiết giao thông để người đi xe máy tạm thời tránh khu vực trên. Trong thời gian này, thiếu tá Toàn cũng liên hệ cửa hàng vật liệu xây dựng gần đó để mua cát, nhờ giao gấp đến hiện trường để xử lý, tránh trơn trượt cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đến khoảng 16 giờ, vết nhớt dài đổ trên đường được xử lý xong, xe cộ đi lại an toàn, tránh ùn tắc ngay trước giờ cao điểm buổi chiều.
Sau khoảng thời gian sinh sống ở Hội An (Quảng Nam), ca sĩ Ánh Tuyết có dịp tái ngộ khán giả TP.HCM trong 2 đêm nhạc đặc biệt mang tên Tango Night in Saigon, diễn ra vào ngày 26.2 Nhà hát kịch IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) và 28.2 tại không gian biểu diễn ở số 1-3-5 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM. Cùng Ánh Tuyết, tham gia biểu diễn chính trong đêm nhạc là nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng Kimiyo Ogawa.Chia sẻ với Thanh Niên, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết chương trình được tổ chức thường niên nhằm gây quỹ giúp trẻ em nghèo tại Kon Tum và TP.HCM được học ngoại ngữ (Anh, Pháp) và học nghề. "Trước đây, tôi cũng từng xem nhiều chương trình do tổ chức này từng thực hiện. Tôi thấy chương trình rất nhân văn, ý nghĩa nên được mời là tham gia ngay", chị bày tỏ. Trong lần tái ngộ khán giả TP.HCM này, giọng ca Ô mê ly thừa nhận bản thân không tránh khỏi cảm giác hồi hộp vì khá lâu rồi chị chọn lối sống "vui thú điền viên" nơi quê nhà. Khi nhận được lời mời từ chương trình, Ánh Tuyết đã dành thời gian chuẩn bị trang phục cũng như chăm chút cho bản phối để biểu diễn trong đêm diễn sắp tới. Giọng ca 6X trải lòng: "Trong đêm nhạc, tôi diễn cùng một nghệ sĩ nước ngoài nên mình chọn áo dài để tự tin nhất khi trình diễn. Ngày mai, tôi sẽ bay vào TP.HCM để ráp sân khấu. Tôi muốn mang đến sự chỉn chu nhất trước khán giả của mình. Bên cạnh đó, chương trình còn có nhiều người nước ngoài xem nên tôi muốn cho họ nghe chất giọng của ca sĩ Việt Nam khi đứng chung sân khấu với nghệ sĩ Nhật Bản sẽ ra làm sao. Mình cứ cố gắng hết sức để có ánh nhìn tốt đẹp từ mọi người...".Trong chương trình, ca sĩ Ánh Tuyết sẽ thể hiện hai ca khúc là Phố buồn (sáng tác: Phạm Duy) và Bóng chiều xưa (sáng tác: Dương Thiệu Tước). "Do trong đêm nhạc ban tổ chức yêu cầu chỉ hát nhạc theo điệu tango, nên tôi chọn 2 bài này với cách thể hiện mới. Bài Phố buồn tôi sẽ hát giọng trầm, còn Bóng chiều xưa sẽ nâng tone khi biểu diễn lần này. Tôi muốn cho khán giả thưởng thức Ánh Tuyết hát với cách mở âm vực rộng hết cỡ sẽ như thế nào", chị cho biết thêm. Chương trình Tango Night in Saigon (Poussières de Vie và Viện Pháp phối hợp tổ chức) được xem là chuyến du hành âm nhạc khi kết hợp những giai điệu tango của Argentina đầy hoài niệm và tứ tấu Jazz hiện đại, tươi mới, đầy năng lượng.
Lấy lại vóc dáng sau sinh - bí quyết vàng của CEO nữ 3 con
Sáng nay 15.1.2025, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức ký kết hợp đồng thiết kế Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC với Tập đoàn Rieckermann (Đức) - nhà thiết kế hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhà máy vắc xin và dược phẩm.Rieckermann là tập đoàn uy tín toàn cầu, có hơn 130 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà máy sản xuất dược phẩm, vắc xin và sinh phẩm trên toàn thế giới. Rieckermann đã thiết kế nhiều nhà máy sản xuất vắc xin và dược phẩm của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GSK, MSD, Roche… theo các tiêu chuẩn cao cấp về nhà máy sản xuất dược phẩm GMP của EU, FDA, PIC/S, WHO.Để đáp ứng các yêu cầu cao từ phía VNVC, Rieckermann đã sử dụng tối ưu diện tích hơn 26.000 m2 để thiết kế một khu nhà máy phức hợp hiện đại gồm các khu vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tòa nhà nuôi và nghiên cứu trên động vật; các khu vực tiện ích khác. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao tầm quốc tế.Trong đó, khu vực nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về GMP cao cấp của EU, FDA, PIC/S và WHO. Tòa nhà chuyên biệt nuôi động vật thí nghiệm để thực hiện các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng cho vắc xin, sinh phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế GLP (thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) và AAALAC (tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chăm sóc động vật thí nghiệm quốc tế). Đây đều là những tiêu chuẩn cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn pháp lý và nhân đạo rất quan trọng của lĩnh vực này.Đặc biệt, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design). Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho một công trình xây dựng xanh toàn diện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiến đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo xu hướng hiện đại của thế giới. Đây sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn này, thực hiện mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải nhà kính về 0 của Việt Nam đến năm 2050.Như vậy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy VNVC sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường. Nhà máy đặt dấu mốc mới và quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững cho ngành tiêm chủng vắc xin Việt Nam, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành nước tự chủ vắc xin nhằm đảm bảo an ninh y tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam trên phạm vi quốc tế.Phát biểu tại buổi ký kết, ông Jorge Domingo Guerra - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Rieckermann, cho biết dự án này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt trội trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng dược phẩm sinh học của Việt Nam mà còn là một bước tiến trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu.Ông Jorge Domingo Guerra cam kết Rieckermann sẽ cung cấp cho VNVC một thiết kế sáng tạo, đẳng cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và tính bền vững lâu dài, đảm bảo sản xuất liên tục các loại vắc xin và các sản phẩm sinh phẩm quan trọng theo các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới."Bằng cách tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm trong các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tự tin rằng nhà máy sản xuất vắc xin của VNVC sẽ trở thành trụ cột của Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung các loại vắc xin, sinh phẩm quan trọng cho người dân trong nước và thế giới. Hợp tác này không chỉ xây dựng một cơ sở mà còn đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh bền vững hơn", ông Jorge Domingo Guerra chia sẻ trong phần phát biểu.Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại gồm công nghệ đóng lọ, xilanh và bút tiêm; đặc biệt là dây chuyền chiết rót và đóng gói dạng lọ, xilanh, bút tiêm theo công nghệ isolator - đây là công nghệ sản xuất vô trùng hiện đại của thế giới, được VNVC đưa đầu tiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay.Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, tham gia từng bước các công đoạn trong quá trình sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tiến tới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất độc lập.Trước đó vào tháng 10-2024, VNVC đã bước đầu thỏa thuận hợp tác, hướng đến chuyển giao công nghệ, sản xuất một số vắc xin của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) tại nhà máy của VNVC như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc xin chất lượng cao cho trẻ em và người lớn, không chỉ phụ thuộc nguồn nhập khẩu.Ngoài sản xuất vắc xin, khu phức hợp nhà máy VNVC cũng chuẩn bị các hạ tầng hiện đại cho việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài nước đến làm việc.Cùng với việc VNVC khởi động nhà máy vắc xin và sinh phẩm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với VNVC, dự kiến khởi công xây dựng trường Đại học Tâm Anh vào cuối năm nay, góp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh, y tế dự phòng, sản xuất vắc xin và sinh phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân Việt Nam.