Nhóm nghiên cứu Trung Quốc nói thiết kế được tên lửa phòng không 2.000 km
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Tay đua người Nga lập kỷ lục khó tin ở Cúp truyền hình
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta.Dự báo, đêm 12 và sáng 13.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung bộ và một số nơi ở Tây Bắc bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2 - cấp 3, vùng ven biển cấp 3.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và Bắc Trung bộ từ ngày 13.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 16 - 18 độ C.Khu vực Hà Nội từ ngày 13.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15 - 17 độ C, mức nhiệt này sẽ duy trì trong khoảng 1 tuần.Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm 12 - 13.2, Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ.Từ gần sáng 13.2, ở vịnh Bắc bộ, gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng biển cao 1,5 - 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Từ ngày 11.2 - 10.3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong giai đoạn này phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Đề nghị cho mua đất nông nghiệp để làm dự án thương mại
Theo WCCF Tech, thị trường thiết bị gập dự kiến sẽ đón nhận một 'ông lớn' mới vào năm 2026, đó là Apple. Thông tin này đã khiến các đối thủ như Samsung không thể không dè chừng. Tuy nhiên, điều khiến giới công nghệ tò mò nhất chính là thiết bị gập đầu tiên của Apple sẽ là iPhone, iPad hay một sản phẩm hoàn toàn mới?Bản tin Power On của nhà báo Mark Gurman không tiết lộ cụ thể loại thiết bị gập mà Apple sẽ ra mắt. Ông chỉ dùng từ 'thiết bị', khiến mọi đồn đoán càng thêm phần sôi nổi. Vẫn chưa rõ nhà báo này đang cố tình tạo ra sự tò mò để thu hút độc giả, hay chính ông cũng chưa nắm rõ thông tin chi tiết.Trong khi tương lai của iPhone gập còn bỏ ngỏ do những vấn đề về nếp gấp trên màn hình và Mac gập được dự đoán phải đến năm 2027 - 2028 mới xuất hiện, thì iPad gập lại nổi lên như ứng cử viên sáng giá nhất.iPadOS ngày càng được hoàn thiện với khả năng hỗ trợ bàn phím và chuột, biến iPad thành một công cụ làm việc hiệu quả. Màn hình lớn của iPad khi mở rộng cũng mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.Trước đó, có thông tin cho rằng iPhone gập sẽ có camera kép và màn hình trong 12 inch, trong khi Mac gập sẽ có màn hình 18,8 inch. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là tin đồn.Việc Apple tham gia thị trường thiết bị gập là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chờ đến năm 2026 để biết được 'con át chủ bài' đầu tiên của Apple trong cuộc đua này là gì.
Anh Trịnh Quốc Tuấn, 39 tuổi, cựu sinh viên K26 – ngành thể dục thể thao khóa 1 - Trường ĐH Quy Nhơn, là một trong những cổ động viên nổi bật trên khán đài sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Không chỉ tiếp lửa cho đội nhà bằng những tiếng trống sôi động, anh Tuấn còn hào phóng ủng hộ 5 triệu đồng để động viên tinh thần các cầu thủ ngay sau chiến thắng 3-1 của Trường ĐH Quy Nhơn trước Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3.Hiện công tác tại TP.HCM với vai trò giảng viên thể chất tại một số trường đại học, anh Tuấn luôn dõi theo hành trình thi đấu của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Khi hay tin thầy trò từ Quy Nhơn vào TP.HCM tranh tài tại Vòng chung kết giải bóng đáThanh Niên Sinh viên Việt Nam lần thứ III, anh đã không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào, luôn có mặt trên khán đài để tiếp sức cho đội nhà.
Kendall Jenner là người duy nhất trong đại gia đình Kardashian chưa có con
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.