Đèn đỏ ở vòng xoay khiến nhiều tài xế bất ngờ bị CSGT TP.HCM phạt đã được dỡ bỏ
Thông tư 79/2024 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.Một cán bộ CSGT phụ trách đăng ký xe cho hay, điểm mới của Thông tư 79/2024 so với Thông tư 24/2023 là người dân có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID. Trước đó, thông tư cũ chỉ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước được đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Còn từ năm 2025, công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và cả xe nhập khẩu.Cán bộ CSGT cho hay, thủ tục đăng ký xe lần đầu được quy định tại Điều 14 của Thông tư 79.Theo đó, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe lần đầu (cấp mới) đối với xe sản xuất lắp ráp và nhập khẩu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình như sau: chủ xe sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 kê khai, nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công hoặc Ứng dụng định danh quốc gia, không phải đưa xe đến để kiểm tra. Khi nhận kết quả, chủ xe phải nộp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng có dán bản chà số máy, số khung của xe được đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất xe (đối với xe sản xuất lắp ráp). Đối với xe nhập khẩu, chủ xe phải nộp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu có dán bản chà số máy, số khung của xe được đóng dấu giáp lai của đơn vị nhập khẩu xe cho cơ quan đăng ký xe.Trường hợp không có bản giấy thì chủ xe nộp bản in từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử các giấy tờ trên có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất/nhập khẩu xe.Sau khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, chủ xe đăng ký sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký xe.Tiếp theo, chủ xe thực hiện bấm biển số trên cổng dịch vụ công hoặc trên ứng dụng định danh quốc gia, nhận thông báo biển số xe được cấp và số tiền nộp lệ phí đăng ký xe.Sau khi thanh toán thành công lệ phí đăng ký xe, cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia thông báo cho chủ xe việc hoàn thành nộp lệ phí;CSGT lưu ý, chủ xe phải nộp giấy tờ theo quy định khi nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp chủ xe không nộp hoặc thông tin bản chà số máy, số khung cung cấp không đúng với thông tin đã kê khai thì chủ xe phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nhận kết quả đăng ký xe.Ngoài cách đăng ký trực tuyến toàn trình để tiết kiệm thời gian đi lại, chủ xe cũng có thể thực hiện đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến một phần như sau:Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe, nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo để làm thủ tục đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe và nộp các giấy tờ: giấy tờ của chủ xe, giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp và chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho cơ quan đăng ký xe. Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe và thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số theo quy định sau:Cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác.Cấp biển số định danh đối với trường hợp chủ xe có biển số định danh đã được thu hồi từ ngày 15.8.2023.Sau cùng, chủ xe nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số định danh mới hoặc trường hợp chủ xe đề nghị sử dụng lại biển số định danh cũ đã thu hồi, nếu cơ quan đăng ký xe chưa tiêu hủy biển số đó theo quy định).Ngoài ra, theo Thông tư 79, chủ xe cũng có thể mang đầy đủ các giấy tờ của chủ xe, chứng minh nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp và chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính để đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.Thiên đường ẩm thực đường phố ở chợ đêm Sơn Trà
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
Thể thao điện tử lần đầu tiên được giới thiệu đến cộng đồng người khuyết tật
Chiều 1.3, chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm 2025 tiếp tục diễn ra tại Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế) với sự tham dự của hàng nghìn học sinh (HS) trên địa bàn TP.Huế. Chương trình do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Huế tổ chức, được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên với sự hỗ trợ đường truyền internet tốc độ cao của VNPT Huế.Trong hàng nghìn HS của TP.Huế tham dự chương trình, có gần 100 HS đến từ Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế. Đây là những học sinh quê ở huyện miền núi A Lưới xa nhà, xuống miền xuôi để theo học chương trình THPT. Em A Lieng Thảo (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết từ nhiều ngày trước, khi có thông tin tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, Thảo và các bạn đã rất hào hứng. "Bởi lẽ khi đến với chương trình, em có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích và định hướng được trường đại học mà em sẽ theo học sau này", Thảo nói.Kể về ước mơ trở thành giáo viên dạy văn, Thảo cho biết gia cảnh khó khăn nên từ bé Thảo đã ý thức được rằng "muốn thoát cảnh nghèo khó, chỉ còn cách đi học"."Từ bé, lúc tập viết, em đã ước mơ làm giáo viên. Đến nay, sau chuỗi ngày vượt khó rời núi để đeo theo con chữ, em vẫn giữ ước mơ đó. Tham dự chương trình Tư vấn mùa thi, sau khi được tư vấn, em quyết định sẽ theo học tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế", Thảo tâm sự.Rời khỏi gian hàng tư vấn của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Thảo nói: "Ước mơ của em sẽ quay về quê hương để gieo con chữ ở vùng cao và truyền lửa cho các em nhỏ sau này rằng: Chỉ có học mới có thể thoát nghèo khó", Thảo thổ lộ.Lớn lên giữa núi rừng H.A Lưới, trước điều kiện khám chữa bệnh vẫn còn khó khăn, em Nguyễn Khánh Minh Ánh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) nuôi ước mơ trở thành bác sĩ để mong một ngày nào đó không xa sẽ trở về quê chữa bệnh, cứu người."Thời gian qua, em đã nỗ lực rất nhiều trong học tập để thực hiện ước mơ đặt chân vào Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế. Hôm nay được các anh chị tư vấn viên giới thiệu tường tận mô hình bộ phận cơ thể người khiến đam mê trong em lại trỗi dậy mạnh mẽ. Em sẽ cố gắng thật nhiều để thi đậu vào trường và theo nghiệp y", Minh Ánh tâm sự.Kể về những ngày xa nhà xuống phố để học THPT, em Hồ Thị Lan Anh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết trước khi rời núi đi học, ba mẹ Lan Anh đã rất tự hào về cô con gái. Bởi lẽ, trong số các anh em thì duy nhất Lan Anh đã nỗ lực rất nhiều để theo học tại TP.Huế."Ngày em đi học dưới thành phố, em có nói với ba mẹ sẽ cố gắng học tập thật tốt để theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên mầm non. Chỉ còn vài tháng nữa, em hy vọng sẽ thực hiện được ước mơ đó để ba mẹ vui. Em nghĩ rằng chỉ có học mới có cơ hội thoát khỏi nghèo khó", Lan Anh xúc động.
"Đây là giống sầu riêng tốt, có nhiều đặc tính ưu việt hơn nhiều loại giống tại địa phương. Đặc tính cơm sáp, khô ráo, độ Brix cao (độ ngọt hơn 39), trái có trọng lượng vừa phải nên rất phù hợp cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng giống sầu riêng sáp Tiểu Long sẽ được cấp có thẩm quyền chính thức bổ sung vào bộ giống sầu riêng tại Việt Nam", TS Bùi Thanh Liêm thông tin thêm.
Biến ĐBSCL trở thành thiên đường ẩm thực của thế giới
Kết thúc giải, VĐV Nguyễn Thanh Nhật của CLB xe đạp Hòa Hưng (Quảng Ngãi) về đích đầu tiên, đoạt áo vàng nhóm nam trẻ dưới 40 tuổi.