Những nữ tiếp viên hàng không và chuyện tình định mệnh trên chuyến bay
Ngày 11.2, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Tập đoàn Kanadevia (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án hợp tác ứng dụng công nghệ EFCAR vào hoạt động xử lý và tái chế bùn thải thành than sinh học (biochar) tại nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh.Công nghệ EFCAR (Energy Free Carbonizing for Resource Recovery) do Kanadevia phát triển, là giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả qua quá trình carbon hóa không dùng năng lượng để phục hồi tài nguyên, giúp chuyển hóa bùn thải giàu hữu cơ thành than sinh học (biochar). Công nghệ này góp phần giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông nghiệp và công nghiệp. Dự án hợp tác lần này cũng là một nỗ lực để đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0 (Net Zero) mà Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết thực hiện. Dự án cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ông Ngô Pa Ri, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh nhấn mạnh: "Tôi hy vọng sự hợp tác đầy thiện chí giữa hai bên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Công nghệ EFCAR phù hợp với chiến lược kinh tế tuần hoàn mà Sài Gòn Xanh theo đuổi, giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải tại các nhà máy xử lý bùn thải của công ty thành sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững".Theo ông Pa Ri, than sinh học (biochar) rất có lợi cho cây trồng trong việc chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải tạo đất tốt, hướng đến nông nghiệp bền vững. Về mặt môi trường, than sinh học được xử lý tuần hoàn, khép kín, không gây mùi hôi… Đại diện Công ty Sài Gòn Xanh cho biết, giai đoạn 1 của dự án sẽ lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ EFCAR thử nghiệm với công suất 4,8 tấn/ngày để xử lý bùn thải, nghiên cứu đầu ra khả thi. Giai đoạn 2 sẽ nâng tổng công suất dây chuyền lên mức tối thiểu 22,8 tấn/ngày tại nhà máy Sài Gòn Xanh (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM).Đại diện Tập đoàn Kanadevia, ông Hideo Sato cho biết việc ký kết lần này là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường của tập đoàn tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu theo mục tiêu Net Zero.Công ty Sài Gòn Xanh nhận định, việc đầu tư vào những sản phẩm và dịch vụ xanh không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận mà trước tiên phải tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường.Sự kiện ký kết này mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai bên trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình sản xuất biochar hiệu quả tại Việt Nam; hứa hẹn mang lại các giải pháp đột phá trong lĩnh vực xử lý bùn thải và tái chế sinh học.Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).
Trung Đông giảm nhiệt, giá cà phê ‘rơi tự do’
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Ngày 26.2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng dự và trao quyết định tại hội nghị. Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời được giới thiệu bầu giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang khóa XV.Ông Nguyễn Tuấn Anh (50 tuổi, quê quán Thanh Hóa), trình độ tiến sĩ nông nghiệp tại Đại học Quốc gia Seoul (2005), Phó giáo sư (2010), cao cấp lý luận chính trị. Ông có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu; giữ nhiều chức vụ quản lý tại Đại học Thái Nguyên. Sau đó, ông Nguyễn Tuấn Anh được điều động giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội khóa XIV; đại biểu Quốc hội các khóa XIV và XV. Trước khi nhận nhiệm vụ tại Hậu Giang, ông giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Israel.Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng cho biết, ông Nguyễn Tuấn Anh là cán bộ được đào tạo bài bản ở trong và nước ngoài, dù ở cương vị công tác nào cũng luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Với cương vị mới, ông được kỳ vọng sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái những thành công mới, thành tích mới, xứng đáng với niềm tin của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Thái Hòa lần hiếm hoi đóng phản diện: Tôi muốn được khán giả ghét
Một số doanh nghiệp niêm yết công bố chương trình phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá rẻ so với trên sàn. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) sẽ phát hành ESOP trong quý 1/2025 với số lượng hơn 19,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,3642%. Cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, sau mỗi năm sẽ có 50% số cổ phiếu đã mua được tự do chuyển nhượng. Giá bán cho các nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình bán cổ phiếu giá rẻ cho nhân viên đã được Thế giới Di động thực hiện hơn chục năm qua. Với giá chào bán là 10.000 đồng, nhân viên của công ty được mua rẻ hơn 50.000 đồng so với giá cổ phiếu MWG đang giao dịch trên sàn. Tổng cộng các nhân viên chỉ bỏ ra gần 200 tỉ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu có trị giá hơn 1.200 tỉ đồng. Trong đó, theo danh sách hơn 300 người lao động được mua cổ phiếu đợt này, ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT - Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Thế giới Di động (công ty con của MWG) đang vận hành hai chuỗi bán lẻ Thế giới Di động và Điện máy Xanh - là người được mua nhiều nhất với hơn 1,6 triệu cổ phiếu MWG. Như vậy, ông Đoàn Văn Hiểu Em chỉ cần chi 16 tỉ đồng để mua cổ phiếu có trị giá lên hơn 96 tỉ đồng.Trong nhiều kỳ đại hội cổ đông, các nhà đầu tư đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo MWG về kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP liên tục này. Mới nhất, trong cuộc gặp nhà đầu tư tháng 2, chủ đề này cũng được quan tâm. Chủ tịch HĐQT công ty - ông Nguyễn Đức Tài cho biết có thể thay đổi chính sách ESOP năm 2025 theo hướng sẽ cân đối lại lợi ích giữa các cổ đông và những lãnh đạo của công ty.Ngoài Thế giới Di động, mới đây Công ty cổ phần VNG (mã chứng khoán VNZ) cũng công bố nghị quyết hội đồng quản trị về kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP năm 2024. Theo đó, công ty sẽ phát hành gần 641.000 cổ phiếu cho nhân viên với mức giá 30.000 đồng, thấp hơn đến 92% so với giá trên sàn 360.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình sẽ được triển khai trong năm 2025, với quy định hạn chế giao dịch trong vòng một năm. Hay Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (mã chứng khoán GDT) sẽ phát hành gần 1,1 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 4,55% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán cho nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn gần 60% so với giá giao dịch trên sàn. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm đầu tiên sau phát hành và từ năm thứ ba trở đi sẽ được phép bán 50%...Việc phát hành ESOP được nhiều doanh nghiệp sử dụng xem như một chính sách để thu hút và giữ chân nhân sự. Những lãnh đạo, nhân viên của công ty được mua cổ phiếu ESOP với giá rất rẻ cũng là một phần thu nhập trong năm nhưng không bị nộp thuế thu nhập cá nhân. Chỉ khi nào cá nhân này bán ra cổ phiếu ESOP mới bị trừ thuế thu nhập cá nhân như các nhà đầu tư chứng khoán thông thường (phần thuế thu nhập cá nhân này sẽ rất thấp nếu so với mức thuế thu nhập phải đóng khi nhận lương, thưởng hàng năm). Ngược lại, đối với các cổ đông thì doanh nghiệp phát hành nhiều cổ phiếu ESOP sẽ khiến lợi ích bị giảm sút do lượng cổ phiếu bị gia tăng. Từ đó, lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) sẽ giảm đi (EPS = lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Số lượng cổ phiếu càng nhiều thì EPS càng giảm nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra không tăng tương ứng số cổ phiếu tăng thêm.