Áo xanh tình nguyện về với vùng cao
Ngày 9.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau đã giải ngân được hơn 187 tỉ, tương đương 52% kế hoạch sau hơn 1 năm khởi công.Trước đó, ngày 5.8.2023, dự án được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 362 tỉ đồng; trong đó chi phí xây dựng chiếm hơn 200 tỉ đồng. Công trình bao gồm 1 tầng bán hầm, 6 tầng nổi với tổng diện tích 13.767 m2, chiều cao 37,15 m. Đối với gói thầu số 29a (trụ sở làm việc, cải tạo nhà làm việc hiện trạng, thử tĩnh cọc) có giá trị hợp đồng gần 154 tỉ đồng. Hiện tại, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành phần bê tông cốt thép, xây, trát và lắp đặt đường ống cấp thoát nước đạt khoảng 75% khối lượng. Các công tác hoàn thiện như ốp lát gạch - đá granite, bả mastic, gia công cửa, lắp đặt khung kính đang được triển khai. Còn gói thầu số 29b (công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật, thử tĩnh cọc) có giá trị hợp đồng hơn 47 tỉ đồng. Đến nay, hạng mục bể nước sinh hoạt và PCCC đã hoàn thành, trong khi hạng mục nhà kỹ thuật và hàng rào trên các tuyến đường Hùng Vương, Phan Ngọc Hiển, Trần Hưng Đạo và giáp ranh trụ sở UBND tỉnh đang được thi công. Tiến độ gói thầu này bị ảnh hưởng do một số công trình hiện hữu vẫn đang sử dụng, khiến một số hạng mục như sân thể thao, nhà phục vụ, nhà xe hai bánh, nhà cảnh sát bảo vệ mục tiêu chưa thể triển khai ngay.Gói thầu số 30 (hệ thống cung cấp điện, điện năng lượng mặt trời, máy phát điện, âm thanh, camera, thông tin liên lạc, thang máy, điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy, chống sét, hệ thống an ninh và quản lý tòa nhà) đã thực hiện được khối lượng công việc trị giá hơn 55 tỉ đồng, đạt 59,55% hợp đồng. Các thiết bị quan trọng như điều hòa không khí, máy phát điện, thang máy, hệ thống camera, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy đã được nhập về và đang triển khai lắp đặt theo tiến độ của gói thầu liên quan.Vào tháng 11.2024, UBND tỉnh Cà Mau có công văn đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau đến hết năm 2025. Theo kế hoạch ban đầu, dự án thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2024.'Cánh chim lạ' Phạm Hiền Tài bừng sáng giúp bóng rổ TP.HCM quật ngã Sóc Trăng
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn cuộc thi thế giới: 'Không thể tưởng tượng được'
Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển kinh tế số ở khu vực nông thôn phải bắt đầu từ nông dân và sản xuất nông nghiệp. Người dân nông thôn được tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất; xây dựng thương hiệu, kỹ năng tiếp cận thị trường... theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh.
Mitsubishi Outlander 2020 tại Việt Nam có hai phiên bản 2.0 CVT và 2.0 CVT Premium
Sông Bắc Hưng Hải bị đầu độc suốt ngày đêm: Vạch trần hành vi xả thải trộm
Chúng tôi gặp "thần đèn" Nguyễn Văn Cư trong một ngày cuối năm. Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt ông, thân hình vốn đã nhỏ bé càng gầy nhom hơn nữa. Hỏi ra mới biết, "thần đèn" đang phải chạy đua với thời gian để thực hiện một ca di dời biệt thự tại Bình Dương với yêu cầu cực kỳ khó khăn. Theo lời kể lại của ông Nguyễn Văn Cư, cách đây hơn một tháng, ông nhận được cuộc điện thoại của một khách nữ, mời ông đến khảo sát công trình biệt thự tại Bình Dương để thực hiện di dời. Đến nơi, quả thực ông nhận thấy tòa biệt thự rất khủng, kết cấu 1 trệt 2 lầu, diện tích sàn 600 m2, trọng lượng ước tính nặng 3.000 tấn. Chủ nhà mua lại tòa biệt thự này và muốn di chuyển công trình tiến lên phía trước để thay đổi công năng và diện tích sử dụng. Cụ thể, trong lúc dịch chuyển phải ép cọc làm 16 móng mới. Ngoài ra, lúc dịch chuyển tòa nhà tiến về phía trước 7 m phải điều chỉnh xoay hướng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Vốn đã thực hiện rất nhiều công trình di dời, nâng cao, thậm chí có những công trình to nặng hơn rất nhiều, ông Nguyễn Văn Cư hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, đối với tòa biệt thự ở Bình Dương, ông Cư phải cân nhắc khá lâu bởi vì chủ đầu tư gấp rút muốn đưa công trình vào sử dụng ngay nên yêu cầu hoàn thành việc di dời chỉ trong vòng 30 ngày. "Với những công trình lớn như thế này, việc di dời phải mất khoảng 2 - 3 tháng, hơn nữa thời điểm mà chủ đầu tư yêu cầu đã khá cận tết, việc tuyển dụng công nhân lành nghề rất khó. Tuy nhiên, họ chấp nhận trả giá cao hơn nên tôi chuẩn bị phương án làm ngày đêm, chia 2 - 3 ca và làm cả cuối tuần để cho kịp tiến độ", ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ. Với quyết tâm cao như thế, "thần đèn" túc trực ngày đêm để đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo tiến độ. Đúng 22 giờ đêm qua 19.1, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã hoàn thành công việc dịch chuyển toà nhà đến vị trí mới, vừa đúng tiến độ 30 ngày theo cam kết với chủ đầu tư.