Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới
"Đây là cuộc chiến cần phải chấm dứt, và tôi nghĩ ông ấy có thể làm được điều đó trong thời gian tới", ông Kellogg nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. Theo đặc phái viên hòa bình Ukraine do ông Trump chọn, đội ngũ của vị tổng thống đắc cử Mỹ sẽ nỗ lực tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cả Nga và Ukraine. "Tôi nghĩ họ sẽ tìm ra giải pháp khả thi trong thời gian tới. Hãy đặt mục tiêu là 100 ngày", ông Kellogg cho hay. Ông Kellogg không nêu chi tiết về bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào đang được chính quyền Mỹ mới xem xét."Mọi người cần phải hiểu rằng, ông ấy không cố gắng trao cho ông Putin hay người Nga bất cứ điều gì, ông ấy thực sự đang cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của họ. Ông ấy sẽ đảm bảo rằng đó là một giải pháp công bằng và bình đẳng", ông Kellogg nói. Trong bài phát biểu, ông Kellogg cũng khen ngợi ông Trump vì sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cho rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối làm việc với nhà lãnh đạo Nga là "sai lầm lớn". Theo The Kyiv Independent, những phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố rằng ông sẽ không khởi động các cuộc đàm phán hòa bình cho đến sau lễ nhậm chức của mình. Ông Trump sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20.1. Trong một cuộc họp báo vào ngày 7.1, ông Trump đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Biden về việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và nói rằng việc Mỹ ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của Ukraine là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện nay. Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ông nhiều lần nói rằng ông sẽ đàm phán để kết thúc xung đột Nga - Ukraine ngay khi ông đắc cử. Theo The Wall Street Journal, nhóm của ông Trump đang nghiên cứu kế hoạch trì hoãn việc Ukraine gia nhập NATO ít nhất 20 năm, đổi lại phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine để giám sát một lệnh ngừng bắn tiềm tàng với Nga.Để có những làng quê đáng sống: Giá nông sản tăng nhờ có con đường xe chạy bon bon
Khi mỗi người đắp một cái chăn, “cuộc chiến kéo chăn” sẽ kết thúc, và sẽ không còn những lần thức giấc vì lạnh vì không có chăn. Bạn cũng có thể trở mình hay dậy đi vệ sinh mà không lo ảnh hưởng đến bạn đời.
Sữa đậu nành - giải pháp dinh dưỡng thời hiện đại
Ông Thi Ti Yanvl (Giám đốc Công ty Running Connect) cho biết thêm, ban tổ chức ứng dụng công nghệ tiên tiến, gắn chíp định vị trên từng BIB thi đấu đeo trên người mỗi vận động viên để tổ giám sát, điều hành giải cập nhật tình trạng và vị trí cụ thể của từng VĐV.
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Lãi khủng, doanh nghiệp chăn nuôi heo đua tái đàn
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).