Nếu không khắc phục điều này, U.23 Thái Lan sẽ bị loại từ vòng bảng
Tướng quân là miniseries (series ngắn), có 9 tập phim nhưng cần đến 2.300 phục trang lớn nhỏ với đủ chất liệu khác nhau. Carlos Rosario nói trên tạp chí Variety: "Tướng quân là dự án rất lớn. Một phim truyền hình quy mô với đội ngũ sản xuất cũng rất đông. Luôn có các chuyên gia trên phim trường hằng ngày để kiểm tra xem phục trang có phù hợp với các nhân vật ở mỗi cảnh quay hay chưa". Đồng thời anh nói thêm: "Phục trang cho thấy nhân vật đó là ai".Xử lý nghiêm những người đổ rác ven đường
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.
Căn bếp nhà bạn sẽ bừng sáng nhờ những kiểu đảo bếp độc đáo và tiện dụng
Thông tin trên được ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) cho biết tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào TP.Thủ Đức diễn ra sáng 6.2, ngay sau khi đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức được công bố.Theo Chủ tịch Tập đoàn THACO, cách đây hơn 10 năm, doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án ở khu đô thị mới Thủ Thiêm như làm các tuyến đường, cầu Ba Son, khu đô thị Sala. Trong đó, khu đô thị Sala là dự án kiểu mẫu trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành theo quy hoạch."Một trong 7 định hướng chiến lược giúp đất nước bước vào kỷ nguyên mới là chống lãng phí. Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình", ông Trần Bá Dương chia sẻ. Do đó, doanh nghiệp sẽ tích cực đồng hành cùng với TP.HCM, Thủ Đức đẩy mạnh xây dựng những dự án thành phần trong khu đô thị Sala, hoàn thành dự án 4 tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.Ông Trần Bá Dương cho biết thêm, bản thân vào học đại học và sinh sống ở TP.HCM từ năm 1978, văn phòng của Tập đoàn THACO cũng ở TP.Thủ Đức. "Chúng tôi cam kết đầu tư, đóng góp nhiều hơn nữa về hạ tầng, xây dựng công trình tập trung vào an sinh xã hội, đồng hành đóng góp các chương trình an sinh của TP.Thủ Đức", Chủ tịch Tập đoàn THACO khẳng định.Trong khi đó, ông Trần Minh Sơn, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn Sun Group cho biết doanh nghiệp đã đầu tư vào 16 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chưa có cơ hội đầu tư dự án, công trình nào ở TP.HCM.Với mong muốn đầu tư vào thành phố năng động bậc nhất cả nước, điểm đến đầu tiên của tập đoàn này là TP.Thủ Đức. Vừa qua, Tập đoàn Sun Group phối hợp TP.Thủ Đức đóng góp ý tưởng về quy hoạch khu đô thị Trường Thọ, khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc và khu công viên lịch sử văn hóa dân tộc."Đây là những lĩnh vực thế mạnh của tập đoàn", ông Sơn nói, đồng thời cam kết sẽ tham gia đấu thầu các dự án phù hợp, triển khai với quy mô lớn nhất, trong thời gian nhanh nhất với phương châm làm đẹp các vùng đất.Đại diện cho nhóm doanh nghiệp nhà nước, ông Phan Hồng Thái, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) cho biết theo quy hoạch mới, TP.Thủ Đức sẽ có 2 nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Cụ thể, nhà máy ở P.Long Bình rộng 6,5 ha, còn nhà máy ở P.Linh Xuân rộng 5,2 ha, công suất đều 1.000 tấn/ngày.Ông Thái nhận định nếu đầu tư được 2 nhà máy này sẽ đảm bảo an ninh chất thải và xử lý rác cho Thủ Đức và TP.HCM. Khi đó, lượng rác thải không phải đi xuyên thành phố chuyển xuống Bình Chánh, Củ Chi để xử lý."Bất kể đô thị nào cũng phải làm cho được nhà máy xử lý rác theo công nghệ tiên tiến", ông Thái nói, đồng thời cho rằng xử lý rác là lĩnh vực có tính chất an sinh xã hội, cần sự tham gia của tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và cả doanh nghiệp nhà nước.Lãnh đạo Citenco đề nghị TP.Thủ Đức sớm làm rõ tiêu chí, điều kiện và công bố minh bạch. Nếu công ty thấy phù hợp năng lực, kinh nghiệm thì sẽ xin UBND TP.HCM tham gia đấu thầu.Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đồng tình với các nhà đầu tư rằng, điều quan trọng nhất là thực hiện quy hoạch, các bước triển khai cụ thể.Ông Bùi Xuân Cường đánh giá với các thẩm quyền được giao như điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500 (trừ Khu Công nghệ cao và khu chế xuất, công nghiệp), chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách thì TP.Thủ Đức sẽ rất chủ động trong việc triển khai quy hoạch.Trong đó, ông Bùi Xuân Cường đề nghị sớm cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. "Nếu không điều chỉnh quy hoạch 1/2.000, 1/500 thì sẽ không tháo gỡ vướng mắc để triển khai dự án được", ông Cường nói thêm. Sắp tới, TP.HCM tiếp tục phân cấp, ủy quyền về quy hoạch, thủ tục đầu tư để dự án triển khai nhanh hơn.Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM đề nghị TP.Thủ Đức tiếp tục tìm kiếm ý tưởng mới để tối ưu hóa nguồn lực đất đai.Tại hội nghị, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức giới thiệu danh mục dự án mời gọi đầu tư theo gồm 5 nhóm với tổng mức đầu tư hơn 800.000 tỉ đồng.Nhóm 1 là các dự án đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất với khoảng 239 ha, gồm 50 ha trong khu đô thị mới Thủ Thiêm và 190 ha ở 10 dự án khác. Chức năng chủ yếu là đất dân cư đa chức năng, thương mại dịch vụ, dân cư mật độ cao, giáo dục, trạm nhiên liệu, công trình văn hóa...Nhóm 2 là các dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với khoảng 13 dự án. Một số dự án lớn như trung tâm hội nghị triển lãm và khu phức hợp khách sạn, khu phức hợp thể thao, giải trí tại khu chức năng số 2c (trong khu đô thị mới Thủ Thiêm); tái thiết khu vực cảng Trường Thọ...Nhóm 3 gồm các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với khoảng 32 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến 78.000 tỉ đồng. Trong đó, những dự án lớn gồm nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13, xây dựng đường nối Vành đai 3 (đoạn nút giao Gò Công đến Trạm 2 cũ), cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4, 2 nhà máy xử lý chất thải, khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc.Nhóm 4 là các dự án đầu tư theo phương thức khác của luật Đầu tư. Hiện TP.Thủ Đức thu hút được 12 dự án trên 33.000 tỉ đồng từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư chủ yếu là dự án nhà ở. Sắp tới có thêm hơn 40 dự án tham gia đầu tư các lĩnh vực nhà ở.Nhóm 5 là đầu tư công với khoảng 250 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 600.000 tỉ đồng.Ông Phụng cho biết toàn bộ thông tin về quy hoạch chung cũng như danh mục dự án mời gọi đầu tư đã được cập nhật đầy đủ, công khai lên website UBND TP.Thủ Đức và website của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.Thủ Đức."Chúng tôi cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư từ việc cung cấp thông tin đầy đủ, hỗ trợ tư vấn pháp lý đến tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ", ông Phụng nói thêm.
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Trung Quốc ngừng công bố dữ liệu người trẻ thất nghiệp sau nhiều tháng cao kỷ lục
Chiều nay 17.2, tại H.Núi Thành (Quảng Nam), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định điều động ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, đến công tác tại Huyện ủy Núi Thành, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Núi Thành nhiệm kỳ 2020 - 2025, kể từ ngày 20.2.Chiều cùng ngày, tại H.Bắc Trà My, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố quyết định điều động ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, đến nhận công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 20.2.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Thái Hoàng Vũ giữ chức vụ Chánh văn phòng UBND tỉnh.Ngoài ra, trong sáng cùng ngày (17.2), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã công bố quyết định về việc điều động ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND H.Đông Giang, đến nhận công tác tại UBND tỉnh kể từ ngày 20.2.Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông A Vô Tô Phương giữ chức vụ Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo.Ngoài ra, như Thanh Niên đã thông tin, sáng 17.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lượm (Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND H.Tây Giang) đến nhận công tác tại Huyện ủy Thăng Bình, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Thăng Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 1.3.