Gạo Việt viết tiếp những kỳ tích
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.Báo cáo tình báo Mỹ: nguy cơ cạnh tranh, xung đột đang gia tăng
Tại hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức (TP.HCM) mới đây, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức giới thiệu danh mục dự án mời gọi đầu tư theo 5 nhóm, bao gồm nhiều dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.Cụ thể, trong nhóm dự án đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất rộng khoảng 239 ha, gồm 49 lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 50 ha và 10 dự án khác trên địa bàn rộng 190 ha. Chức năng chủ yếu là đất dân cư đa chức năng, thương mại dịch vụ, dân cư mật độ cao, giáo dục, trạm nhiên liệu, công trình văn hóa...Theo kế hoạch tổ chức đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi tháng 9.2024, UBND TP.HCM đặt mục tiêu giai đoạn 2024 - 2025 sẽ chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã ký với người trúng 4 lô đất tại khu chức năng số 3 (ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12).Trong giai đoạn này, TP.HCM cũng đấu giá 3 lô đất (ký hiệu 1-2, 1-3, 3-5) thuộc khu chức năng số 1 và số 3, dự kiến hoàn thành trong tháng 6.2025.Sau khi có kết quả đấu giá thành công của 3 lô đất trên, địa phương sẽ rút kinh nghiệm và tổ chức đấu giá tiếp 8 lô đất khác thuộc khu chức năng số 1, số 3 và số 7, dự kiến từ tháng 7.2025 đến năm 2026.Đối với các lô đất còn lại, UBND TP.HCM giao Sở QH-KT phối hợp TP.Thủ Đức thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi tổ chức đấu giá chọn nhà đầu tư.Ngoài hình thức đấu giá đất, TP.Thủ Đức cũng mời gọi theo phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với một số dự án lớn trong khu đô thị mới Thủ Thiêm như trung tâm hội nghị triển lãm, khu phức hợp khách sạn, khu phức hợp thể thao, giải trí tại khu chức năng số 2c.Cũng liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã bàn về phương án triển khai dự án khu lâm viên sinh thái thuộc khu chức năng số 8 (rộng 150 ha).Theo đó, TP.HCM sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất để tạo ra một lâm viên, một vùng sinh thái ngay trong đô thị, kết hợp với việc khai thác một tỷ lệ nhất định để vận hành. Ông Mãi cho biết đây là một việc rất mới, nếu thành công sẽ mở ra những cách làm mới tại các dự án và vị trí khác.Khu lâm viên sinh thái rộng khoảng 128 ha nằm trong vùng châu thổ phía nam của khu đô thị mới Thủ Thiêm với chức năng chính là khu vực dành cho mục đích bảo vệ môi trường và thoát nước mặt, được giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên.Trong khu chức năng số 8, ngoài khu lâm viên sinh thái còn có khu nghỉ dưỡng sinh thái rộng 7,3 ha, khu công viên giải trí rộng 8,2 ha và khu viện nghiên cứu rộng 2,5 ha, còn lại là đất giao thông.
Cơ hội cho HLV Diego Simeone tìm một chiến thắng để đời trước Barcelona
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
"Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của Ukraine đối với hòa bình. Không ai trong chúng tôi mong muốn một cuộc chiến kéo dài vô tận. Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay khi có thể để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn. Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đội ngũ của tôi và tôi sẵn sàng làm việc dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Trump để đạt được một nền hòa bình bền vững", Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X.Trong tuyên bố đưa ra ngày 4.3, nhà lãnh đạo Ukraine nói sẵn sàng hành động nhanh chóng để chấm dứt chiến sự và những bước đầu tiên có thể bao gồm việc trao đổi tù nhân và một lệnh ngừng bắn trên không – cấm sử dụng tên lửa, máy bay không người lái tầm xa, bom tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự – cùng với một lệnh ngừng bắn trên biển ngay lập tức, nếu Nga cũng làm như vậy. "Sau đó, chúng tôi mong muốn nhanh chóng tiến qua tất cả các giai đoạn tiếp theo và phối hợp với Mỹ để đạt được một thỏa thuận hòa bình mạnh mẽ", ông viết.Tổng thống Zelensky còn khẳng định Ukraine "thật sự trân trọng" những gì nước Mỹ đã làm để giúp Ukraine duy trì chủ quyền và độc lập. "Và chúng tôi không quên thời điểm quan trọng khi Tổng thống Trump cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Chúng tôi biết ơn vì điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định.Nói về cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2, ông Zelensky thừa nhận nó không diễn ra theo cách nên diễn ra và ông cảm thấy đáng tiếc. Về thỏa thuận liên quan đến khoáng sản và an ninh, ông Zelensky nói Ukraine sẵn sàng ký kết bất cứ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp. "Chúng tôi coi đây là một bước tiến hướng đến sự an toàn lớn hơn và những cam kết bảo đảm an ninh vững chắc, và tôi thực sự hy vọng thỏa thuận này sẽ mang lại hiệu quả", ông viết.Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở London (Anh). Trước đó, hôm 28.2, ông tới Mỹ gặp trực tiếp ông Trump và có cuộc thảo luận về giải pháp cuộc xung đột đã diễn ra hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine cũng như thỏa thuận khoáng sản dự kiến ký với Mỹ.Tuy nhiên, cuộc gặp không có kết quả tốt đẹp khi hai bên tranh cãi và trở nên căng thẳng. Không có thỏa thuận nào được ký kết. Ông Zelensky rời Nhà Trắng với những lời chỉ trích từ phía lãnh đạo Mỹ sau đó. Trả lời truyền thông tối 2.3, ông Zelensky nói thỏa thuận sẽ được ký kết nếu các bên sẵn sàng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ có thể được cứu vãn. Ông cũng đề nghị các cuộc đàm phán nên diễn ra theo hình thức họp kín thay vì có mặt giới truyền thông.Cũng liên quan tình hình Ukraine, sáng 4.3, các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn lời quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền Tổng thống Trump quyết định đình chỉ mọi viện trợ đối với Ukraine. Điện Kremlin cùng ngày cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.Trong khi đó, bài đăng nói trên của ông Zelensky không đề cập đến thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra.
Ánh Viên đại diện hơn 1.300 người yêu bơi lội tặng quà bà Sáu Thia sáng đầu năm
Làn sóng biểu tình do sinh viên dẫn đầu vẫn tiếp tục diễn ra ở Serbia sau hơn 4 tháng kể từ vụ sập mái che bê tông của nhà ga xe lửa khiến 15 người chết ở thành phố Novi Sad thuộc miền bắc nước này.Tại phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp hôm 4.3, sau khi liên minh cầm quyền do đảng Tiến bộ Serbia (SNS) dẫn đầu phê chuẩn nghị trình làm việc, một số nghị sĩ đối lập đã lao khỏi ghế ngồi và xông về hướng bục phát biểu của chủ tịch quốc hội.Khi bị chặn lại, họ đã vật lộn với phía an ninh bảo vệ hội trường.Những nghị sĩ khác ném lựu đạn khói và hơi cay, dẫn đến hội trường mù mịt khói đen và khói hồng.Chủ tịch quốc hội Ana Brnabic cho biết hai nghị sĩ đã bị thương, một người trong đó là bà Jasmina Obradovic của SNS lên cơn đột quỵ và trong tình trạng nguy kịch."Quốc hội sẽ tiếp tục làm việc và bảo vệ Serbia", Reuters dẫn lời bà Brnabic phát biểu sau vụ việc.Trong ngày làm việc 4.3, Quốc hội Serbia dự kiến thông qua luật tăng quỹ tài trợ cho các trường đại học, một trong những yêu sách chính của các sinh viên tham gia biểu tình.Quốc hội cũng ghi nhận quyết định từ chức của Thủ tướng Milos Vucevic. Tuy nhiên, những phần còn lại của nghị trình làm việc đã chọc giận phe đối lập và dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn bên trong hội trường.Vào cuối tháng 11 năm ngoái, một vụ ẩu đả cũng nổ ra tại hội trường chính của quốc hội Serbia sau khi phe đối lập cáo buộc liên minh cầm quyền tìm cách chối bỏ trách nhiệm trong vụ sập mái trạm xe lửa.