Mary Helen - nữ doanh nhân thời đại mới
Chiều 24.4, tại TP.HCM, Báo Thanh Niên đã tổ chức lễ khởi động cuộc thi Sống đẹp lần 4 với chủ đề San sẻ yêu thương, với tổng giải thưởng gần 400 triệu đồng. Trong 3 năm qua, đã có khoảng 1.800 câu chuyện, tấm gương sống đẹp được gởi về dự thi, từng bước khắc họa nên bức tranh lớn về cuộc sống với đong đầy lòng trắc ẩn, sẵn sàng cho đi và sống vì cộng đồng.TP.HCM công bố số học sinh chọn nguyện vọng lớp 10 từng trường THPT
Báo cáo mới đây, hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan với triển vọng kinh doanh trong năm 2024. Tuy nhiên, thị trường đến tháng 9 mới bắt đầu có những tín hiệu tốt hơn và mùa cao điểm kinh doanh tới trong quý 4 cũng là lúc doanh nghiệp tăng tốc để về đích.Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỉ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7%).Thời điểm chuẩn bị cho cận Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng tăng cao cùng với hiệu quả từ những giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch vụ và các ngành sản xuất trong nước.Đặc biệt khi dịp cận Tết cổ truyền, các doanh nghiệp tăng tốc để kịp hàng phục vụ nhu cầu này và chuẩn bị sẵn hàng dự trữ trong kỳ nghỉ lễ để không gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đẩy mạnh nhập thêm nguyên vật liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. "Đợt nghỉ Tết thường kéo dài, kể cả trước và sau Tết có khi hơn 2 tuần, nhân công và vận hành đều hạn chế nên chúng tôi phải tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu liền mạch. Mức độ sản xuất giai đoạn này phải gấp hai gấp ba lần giai đoạn bình thường nên mọi thứ phải chuẩn bị từ nhập nguồn nguyên vật liệu cho đến các sắp xếp xuất hàng đi và thanh toán hàng hóa", anh Minh Công - chủ doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử tại Đồng Nai chia sẻ. Chính vì vậy, nguồn vốn xoay vòng để tăng cường cho dự trữ cũng như những tính toán về tỷ giá thanh toán quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Đó là nỗi lo chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm xuất nhập khẩu khi đường đua nước rút đã ngắn dần.Tính toán về mức độ trữ hàng tồn kho đã mệt, sản xuất sao vừa phải tránh dư thừa, phân phối hàng hóa… các doanh nghiệp cung ứng hàng dịch vụ nhu yếu phẩm cuối năm cũng đầy trăn trở dù đây là nhóm tấp nập nhất trong giai đoạn cuối năm. Thị trường này đã sôi động từ những tháng 9-10 và đến đoạn cao điểm nhất vào tháng cuối cùng của năm như hiện nay thì từ nguồn vốn đến việc thanh toán hàng hóa vào vụ càng phải trúng, phải kịp. "Chúng tôi bắt đầu xoay vòng nguồn vốn và tích trữ phân phối hàng hóa đến các đầu mối theo các đơn đặt hàng đã có kế hoạch sẵn, đồng thời phải dự trù phát sinh cho đợt cao điểm này. Thông thường, nhu cầu thực tế sẽ tăng từ 10-20% so với đơn hàng sẵn, nhưng phải làm sao tiền xoay nhanh nhất, thanh toán phân phối kịp nhất", chị Kim Anh - doanh nghiệp phân phối tại chợ đầu mối Tân Bình TP.HCM băn khoăn khi "bây giờ chúng tôi đã rất sợ với việc xoay vốn từ "tín dụng nhanh", trả lãi xong là hết lời nổi".Chủ động đẩy mạnh sản xuất, cung ứng hàng hóa của các đơn vị kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết. Các bài toán về tài chính vận hành và thanh toán cũng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương tính toán để có lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Có lẽ đã gần như qua thời thiếu vốn và doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những giải pháp tài chính linh hoạt. Sự đồng hành của các ngân hàng đã thúc đẩy mạnh hơn những hoạt động sôi nổi của mùa kinh doanh cuối năm. Với "hậu phương" tài chính vững chắc, các doanh nghiệp, tiểu thương tự tin hơn trong việc chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, tích trữ nguyên vật liệu hàng hóa trong mùa cao điểm. Rõ ràng, đã có sự đồng hành - song hành rõ rệt của ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ trong việc cùng nhau về đích!"Bây giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi cũng được ngân hàng tạo điều kiện về nhiều mặt cho hoạt động kinh doanh vực dậy. Từ những tháng đầu của quý 3 chúng tôi đã được Techcombank tư vấn các giải pháp vay vốn nhanh gọn, với hạn mức phê duyệt trước để khi cần là có tiền mua hàng hóa và thanh toán chuyển khoản dễ dàng. Thêm vào đó, các ưu đãi về phí giao dịch cũng là lợi thế cực lớn của ngân hàng này dành cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi để có thêm lợi nhuận từ tiết kiệm chi phí", anh Nguyên Thanh - chủ doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Biên Hòa chia sẻ.Thấu hiểu những vướng ngại của khách hàng là cách để các tổ chức tài chính có thể vào cuộc cùng sản xuất kinh doanh. "Việc "đầu tiên" với chúng tôi, hơi vui một chút là "tiền đâu" và tiền phải kịp thời điểm thì mới phát huy tác dụng của mình", doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo chia sẻ thêm về nguồn tiền xoay vòng cho cuối năm."Chúng tôi được chia sẻ từ những đánh giá về thị trường vĩ mô quốc tế và trong nước để có những nhận định phù hợp cho mùa vụ kinh doanh, việc phê duyệt trước nguồn vốn để sẵn sàng sử dụng là cách hay để chúng tôi cần là có vốn ngay", đây là cách được Techcombank tiên phong với những giải pháp phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ vốn hạn chế về tài sản đảm bảo cũng như các yêu cầu vay vốn khác. Ngân hàng này cũng đã xây dựng những giải pháp toàn diện để đồng hành được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như: hỗ trợ các gói vay thế chấp & tín chấp, miễn phí chuyển tiền quốc tế, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ lên tới 130 điểm."Với tầm nhìn "chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống, Techcombank không ngừng đầu tư mạnh mẽ cho dữ liệu - số hóa - nhân tài để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp. Với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những giải pháp ngân hàng số hoàn toàn miễn phí cho đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một mùa kinh doanh vượt trội; đồng thời cũng chuẩn bị một nền tảng tài chính vững chắc cho năm 2025 cận kề gặt hái thêm nhiều thành công", lãnh đạo Techcombank chia sẻ thêm.Chương trình ưu đãi "Đón mùa lễ hội - Vượt trội kinh doanh" của Techcombank hoàn tiền 668.000 đồng cho doanh nghiệp mới mở tài khoản từ ngày 1.11.2024 đến 31.1.2025. Thêm vào đó, chương trình mang đến cho doanh nghiệp nhiều giải thưởng hấp dẫn khi giao dịch thỏa điều kiện như tour du lịch châu Âu với giá trị khủng lên tới 700 triệu đồng, hỗ trợ chi phí lớn vinh danh đội nhóm dịp đầu năm 202; giải nhất là xe ô tô Vinfast VF6 &VF3, các khóa học về hiệu suất doanh nghiệp bằng AI, phần mềm kế toán hỗ trợ chi phí đào tạo và vận hành cho doanh nghiệp… Chi tiết: tại đây.
Mưa sao băng đầu tiên năm 2024 người Việt được ngắm tối nay có gì đặc biệt?
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Chiêu mộ Wijnaldum, HLV Mourinho bổ sung thêm chất thép cho tuyến giữa AS Roma
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.