Tài thu phục nhân tâm của Frank Lampard
Tờ The Straits Times ngày 26.1 đưa tin chú cảnh khuyển đầu tiên thuộc giống corgi của Trung Quốc vừa bị cắt thưởng Tết, sau khi bị bắt gặp ngủ trong giờ làm việc và tè vào chậu tắm.Sinh vào tháng 8.2023, chú chó Phúc Tử (Fu Zai) gia nhập lực lượng cảnh sát thành phố Duy Phường thuộc tỉnh Sơn Đông vào tháng 1.2024 với tư cách là thành viên dự bị của lực lượng phát hiện chất nổ.Chú chó này nhanh chóng "gây bão" trên mạng xã hội với đôi mắt biểu cảm, đôi chân ngắn, kỹ năng giỏi và từ đó đã trở thành một cảnh khuyển đủ tiêu chuẩn.Bản đánh giá năng suất đầu tiên của chú chó này được chia sẻ trong một video ngày 19.1 trên Douyin, ứng dụng tương tự TikTok tại Trung Quốc.Trong đoạn video, Phúc Tử ngồi đối diện với một cảnh sát và được người này khen ngợi vì đã nâng cao hình ảnh của những chú chó khác ở Duy Phường."Đó là một năm tốt đẹp. Nó không chỉ vượt qua đánh giá cấp độ 4 mà còn hoàn thành thành công nhiều nhiệm vụ an ninh", viên cảnh sát trong video cho biết. Đoạn video đã nhận được hơn 10.000 lượt thích và 500 bình luận.Phúc Tử sau đó được tặng một bông hoa đỏ, đồ ăn nhẹ đóng hộp và đồ chơi. Nhưng 2 phần thưởng sau đã bị tịch thu ngay lập tức, sau khi bị cảnh sát tiết lộ những hành vi sai phạm, bao gồm ngủ khi làm việc và tự đi vệ sinh trong chậu của chính mình."Hy vọng anh sẽ nỗ lực bền bỉ hơn trong tương lai", viên cảnh sát nhắc nhở Phúc Tử.Nhiều cư dân mạng đã thích thú với đoạn video, một số người đã kêu gọi cảnh sát trao toàn bộ phần thưởng cho Phúc Tử."Nhanh chóng trả lại (phần thưởng) cho anh ấy! Tất cả các bạn đều là đồng nghiệp, làm sao các bạn có thể giữ tiền thưởng của người khác?" một người viết.Trong đoạn video tiếp theo vào ngày 22.1, cảnh sát đã trấn an mọi người rằng Phúc Tử đã nhận được rất nhiều phần thưởng.Herbalife Việt Nam đồng hành cùng chương trình 'Vinh quang thể thao Việt Nam'
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Nâng cao chất lượng kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Trên sân nhà Thống Nhất, CLB TP.HCM không chơi phòng ngự phản công như thường lệ mà tích cực kiểm soát bóng. Thời lượng cầm bóng của "Chiến hạm đỏ" nhỉnh hơn một chút so với CLB Thanh Hóa (51% so với 49%) và họ dứt điểm nhiều hơn (4 so với 2). Tuy nhiên, thầy trò HLV Velizar Popov mới là những người có bàn thắng duy nhất trong 45 phút đầu tiên. Ngay phút thứ 7, Igor Silva chạy chỗ khôn ngoan, chọn vị trí tốt để có thể bắt vô-lê thành bàn sau pha đá phạt của Viết Tú. CLB Thanh Hóa có lợi thế về mặt tỷ số sau khi hiệp 1 kết thúc nhưng họ bất lợi về mặt nhân sự. Phút 45+3, trọng tài Lê Vũ Linh rút thẻ vàng thứ 2 dành cho HLV Popov, truất quyền chỉ đạo của chiến lược gia người Bulgaria. Ông Linh cho rằng truyền trưởng của CLB Thanh Hóa đã phản ứng thái quá. Phút 45+9, trợ lý HLV Hoàng Thanh Tùng cũng bị thẻ đỏ vì lỗi phản ứng. Trọng tài Linh còn rút tổng cộng 6 thẻ vàng.Sang hiệp 2, CLB TP.HCM tiếp tục tích cực chơi tấn công để tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực của họ mang lại thành quả ở phút 53. Sau một pha dàn xếp tấn công biên tương đối tốt, Mạnh Cường có mặt đúng lúc, đúng chỗ để đệm bóng tung nóc lưới khung thành thủ môn Trịnh Xuân Hoàng, đưa trận đấu về thế cân bằng. Phút 77, Nguyễn Thái Quốc Cường, em họ tiền đạo Nguyễn Công Phượng, tung cú sút rất căng từ ngoài vòng cấm. Bóng vô tình chạm vào người Thanh Long và đổi hướng, khiến thủ thành Xuân Hoàng không thể cản phá. CLB TP.HCM vươn lên dẫn trước 2-1. Nhưng cũng chỉ 5 phút sau, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng rực rỡ với siêu phẩm sút xa, gỡ hòa 2-2 và thắp sáng cơ hội giành 3 điểm cho CLB Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong những phút còn lại, cả 2 đội đều bất lực trong việc làm rung mành lưới đối phương và chấp nhận chia điểm. Với kết quả này, CLB Thanh Hóa không thể đòi lại ngôi đầu bảng từ tay đội Nam Định. Thầy trò HLV Popov có 23 điểm, kém đội dẫn đầu 1 điểm nhưng đá ít hơn 1 trận nên vẫn còn nhiều cơ hội vươn lên. Trong khi đó, CLB TP.HCM đã có 15 điểm và đứng ở vị trí thứ 9. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Trong giai đoạn tháng 3 - 4 giá gạo thế giới liên tục giảm do Việt Nam và nhiều nước đang vào vụ thu hoạch rộ. Ở thời điểm hiện tại, giá gạo đã tăng nhẹ trở lại. Loại gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan đang ở mức cao nhất 598 USD/tấn, Việt Nam đứng thứ 2 với 587 USD/tấn và Pakistan là 578 USD/tấn.
Việt Nam đón trung thu khác các nước như thế nào?
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.