Góc thiên nhiên xanh trên bàn làm việc - mùa hè lý tưởng trong công sở
Ngày 2.1, ngay trước trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra giữa đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan tỷ số 2-1 chỉ vài giờ, FAT thông báo đã bán hết vé trận lượt về trên sân Rajamangala diễn ra ngày 5.1. Theo đó, có tổng cộng khoảng 47.000 vé dành cho CĐV đội chủ nhà Thái Lan đã được bán hết chỉ trong gần 2 giờ đồng hồ mở bán.Sân Rajamangala có sức chứa 51.560 khán giả, với số vé đã bán hết cho CĐV Thái Lan, nên phần còn lại sẽ dành cho CĐV đội khách Việt Nam (khoảng 4.000 vé) và sẽ được bố trí ngồi ở khu vực riêng biệt. Bên cạnh đó là một số vé mời dành cho các đối tác của giải AFF Cup, FAT…Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều CĐV Thái Lan khác vì chậm chân không thể mua vé, phải tìm kiếm mua vé ở thị trường chợ đen với giá rất cao. Tương tự, nhiều khách du lịch Việt Nam đến Thái Lan dịp này cũng tìm mua vé ở thị trường chợ đen để hy vọng vào sân ủng hộ đội nhà.Việc mua vé ở thị trường chợ đen rất nguy hiểm, ngoài việc mua với giá rất cao so với giá chính thức 500 baht (khoảng 368.000 đồng), là giá vé của FAT phân phối đồng giá cho CĐV Việt Nam, vé cũng có thể bị làm giả. Ngoài ra, nếu người hâm mộ Việt Nam mua vé ngồi vào khu vực cùng CĐV của Thái Lan cũng rất dễ xảy ra tình trạng mất an toàn…Trước diễn biến của cơn sốt vé, không chỉ với CĐV Thái Lan mà cả với CĐV Việt Nam, Madam Pang đã có quyết định lắp đặt một màn hình khổng lồ bên ngoài khuôn viên sân Rajamangala để phục vụ các CĐV không có vé vào sân. Khu vực này nằm cạnh sân Rajamangala và phía trước nhà thi đấu đa năng Hua Mak.FAT đã có thông báo và chỉ dẫn khu vực để các CĐV không có vé vào sân xem trực tiếp trận đấu trên màn hình khổng lồ, do kênh Thairath TV thực hiện và được phối hợp tổ chức cùng SAT.Báo chí Thái Lan cũng cho biết, công tác an ninh đang được thắt chặt để đảm bảo trật tự trước lượng CĐV khổng lồ sẽ đổ đến sân Rajamangala vào ngày 5.1, bao gồm cả trong sân và ngoài sân. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm đội tuyển Thái Lan đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ CĐV nước nhà, trong một trận đấu ở giải vô địch khu vực Đông Nam Á.Madam Pang cũng lên tiếng kêu gọi CĐV Thái Lan hãy đến sân thật đông để ủng hộ đội nhà lật ngược thế cờ sau trận thua tỷ số 1-2 ở lượt đi trước đội tuyển Việt Nam. Bà cho biết: "Việc đặt thêm màn hình khổng lồ bên ngoài sân rất quan trọng. Nó sẽ giúp các CĐV không thể mua vé vào sân vẫn có thể đến sân theo dõi và ủng hộ đội nhà đang thi đấu trong sân. Tôi biết sự cổ vũ của CĐV là rất lớn, là cầu thủ thứ 12 của đội tuyển, nhưng 47.000 vé đã bán hết. Việc theo dõi trận đấu bên ngoài sân trên màn hình khổng lồ sẽ giúp giải tỏa được phần nào cơn sốt vé, nhưng cũng sẽ giúp các CĐV vẫn đủ mọi điều kiện ủng hộ đội nhà như đang ở trong sân".Madam Pang cũng khẳng định, sự ủng hộ của CĐV Thái Lan sẽ giúp "Voi chiến" lật ngược được thế cờ để vô địch AFF Cup 2024, như năm 2016 từng thua trận chung kết lượt đi trước đội Indonesia tỷ số 1-2 sân khách, lượt về đã thắng lại tỷ số 2-0 để đăng quang. Nếu vô địch, đội tuyển Thái Lan sẽ có lần thứ 8 lên ngôi AFF Cup và lần thứ 3 liên tiếp. Trong khi đội Việt Nam nếu vô địch, sẽ có lần thứ 3 đăng quang sau 2 lần năm 2008 và 2018.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnHLV từng đưa Saigon Heat vô địch Việt Nam gặt hái thành công ở Indonesia
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Trao tiền bạn đọc giúp cháu bé sinh non
Sáng 12.3, giá xăng dầu nhích nhẹ, dầu Brent tăng 28 cent, tương đương 0,4%, lên 69,56 USD/thùng; dầu WTI tăng 22 cent, tương đương 0,3%, lên 66,25 USD/thùng.Các phân tích nhìn nhận thị trường dầu thô tiếp tục biến động do chính sách thuế của Mỹ. Mới đây, Mỹ tiếp tục tăng thuế, áp với tất cả mặt hàng thép và nhôm từ Canada lên 50%. Bên cạnh đó, chỉ số đồng đô la Mỹ lại lao xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, đẩy giá dầu leo dốc.Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ được Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ công bố tăng mạnh. Dự kiến trong năm nay, sản lượng dầu thô của nước này sẽ lập kỷ lục cao hơn so với ước tính trước đó, đạt mức trung bình 13,61 triệu thùng/ngày. Tuần trước, tồn kho dầu của Mỹ cũng tăng gấp đôi so với dự đoán của các nhà phân tích. Chuyên gia phân tích thị trường khá dè dặt khi đưa ra dự báo giá dầu hôm nay. Đa số cho biết còn phải chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay, nhờ đó, mới đoán được lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới thế nào.Trên Reuters, một nhà phân tích về thị trường năng lượng cho biết việc giảm thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm bớt lo ngại về lạm phát và suy thoái kinh tế, nhưng việc giá dầu giảm gần đây cho thấy các nhà sản xuất dầu lớn trong nhóm OPEC+ sẽ thực hiện đúng kế hoạch đưa dầu trở lại thị trường từ tháng 4. Tuy vậy, một số ý kiến khác cho rằng, nếu giá dầu giảm xuống dưới mức 70 USD/thùng trong một thời gian dài, việc tăng sản lượng có thể sẽ bị tạm dừng.Trong nước, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) tính toán, tại kỳ điều hành ngày 13.3, giá xăng có thể tiếp tục giảm từ 2,5 - 2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công thương không trích lập hay chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, mức giảm đối với xăng khoảng 500 - 550 đồng/lít.Trong khi đó, một số thương nhân đầu mối xăng dầu dự đoán, giá xăng có thể được điều chỉnh giảm trên dưới 700 đồng/lít; dầu giảm trên dưới 400 đồng/lít/kg. Tại lần điều chỉnh giá gần đây nhất (ngày 6.3), giá xăng E5 RON92 giảm 697 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 710 đồng/lít, dầu hỏa giảm 762 đồng/lít, dầu diesel giảm 624 đồng/lít, dầu mazut giảm 465 đồng/kg.
Tại TP.HCM, từ nay đến ngày 21.5, khả năng mưa xuất hiện trên khắp các quận huyện với xác suất lên đến 75%, nhiệt độ phổ biến 33 - 34 độ C. Từ ngày 22 - 25.5, xác suất mưa giảm nhẹ còn 60 - 65%.
Tài khoản game Liên Minh Huyền Thoại (LoL) của bạn giá bao nhiêu?
Ở miền Nam, giá heo hơi ở mức 63.000 đồng/kg gồm các địa phương như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Giá heo hơi phổ biến ở khu vực này là 61.000 - 62.000 đồng/kg, riêng Tiền Giang và Hậu Giang thấp nhất khu vực với 60.000 đồng/kg.