Côn Đảo - ‘địa ngục trần gian’, đi dễ khó về từ thời vương triều Nguyễn
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.
Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024 với sức mạnh AI vượt trội
Khi mỗi người đắp một cái chăn, “cuộc chiến kéo chăn” sẽ kết thúc, và sẽ không còn những lần thức giấc vì lạnh vì không có chăn. Bạn cũng có thể trở mình hay dậy đi vệ sinh mà không lo ảnh hưởng đến bạn đời.
Những tấm lòng vàng 10.8.2023
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Bí quyết 'săn' học bổng của học sinh trường... tỉnh
Dù là tân binh, nhưng đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhanh chóng thể hiện sự trên cơ, chủ động dâng cao vây bắt và gây sức ép về phía đội Trường ĐH Văn Hiến.Đã có không ít cơ hội được đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tạo ra, nhưng lần lượt đội trưởng Lê Văn Thức đến Ngân Hoàng Phúc hay Ngân Như Dũng đều bỏ lỡ đáng tiếc, chấp nhận tỷ số hòa 0-0.Tân binh Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa được cả nước biết đến khi quật ngã đương kim á quân giải để đoạt vé dự VCK TNSV THACO cup 2025.Với đấu pháp phòng ngự kín kẽ và khoa học, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã hóa giải hàng công cực mạnh của đội Trường ĐH Thủy lợi ở màn so tài play-off. Trần Đức Hoan, Nguyễn Hoàng Danh, Trần Bảo Trung, Bùi Xuân Trường... đều là những hảo thủ tấn công hàng đầu của ĐH Thủy lợi sân chơi bóng đá sinh viên, nhưng đều bất lực trước lối chơi kỷ luật của tân binh giải đấu.Trên chấm luân lưu 11 m, dù sút hỏng cả hai quả đầu tiên, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vẫn ngược dòng ngoạn mục để thắng 3-2 chung cuộc, nhờ vậy đoạt tấm vé dự VCK TNSV THACO Cup 2025. Chỉ riêng chi tiết đó thôi cũng nói lên bản lĩnh của học trò HLV Nguyễn Công Thành.

Da hồng mịn, tóc dày mượt... từ các phiên bản giới hạn làm đẹp mùa lễ hội
Thủ tục lãnh tiền BHXH chế độ ốm đau năm 2024
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
HLV Hoàng Anh Tuấn điều chỉnh gì để thích ứng với thay đổi ở U.23 Việt Nam?
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
qualifiers world cup 2026
Ngày 11.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị đã nhận được báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo, tính từ ngày 25.1 - 10.3, toàn tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 577 trường hợp sốt phát ban nghi sởi; trong đó có 80 ca sởi dương tính tại 17 huyện, thị xã, thành phố.Cũng trong khoảng thời gian này, riêng địa bàn H.Nam Trà My ghi nhận rải rác 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện còn 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế ở địa phương với tình trạng chung là tỉnh táo, giảm sốt, còn ho, ăn uống được.Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 20 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Đáng chú ý, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My), tối 5.3 ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi, ngày 9.3 có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho hay, virus sởi có tốc độ lây rất nhanh, hơn 90% người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền và hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ nhiễm sởi cao hơn.Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và H.Nam Trà My nói riêng thời gian qua là do "lỗ hổng vắc xin" ở trẻ. Trong suốt thời gian xảy ra dịch Covid-19, trẻ đã không được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi; đồng thời, việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ.Ngoài ra, Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ phân tán ở các nóc, điều kiện kinh tế khó khăn, không còn chế độ hỗ trợ tiền ăn khi nằm viện. Ở một vài nơi tồn dư phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), không chịu đưa con đến các cơ sở y tế dẫn đến nhiều trẻ không được cứu chữa kịp thời.Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay trước việc hàng trăm trẻ em ở huyện vùng cao Nam Trà My phải nhập viện điều trị do sốt cao, trong đó một số trường hợp đã tử vong, sở đã có công văn gửi các đơn vị liên quan cũng và địa phương đề nghị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởiCụ thể, Sở Y tế đã yêu cầu TTYT các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc gần; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường nhân lực cho đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh sởi để hỗ trợ các trạm y tế xã trên địa bàn H.Nam Trà My.Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; cung cấp nội dung, tài liệu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi, tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện tại cộng đồng."Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động giám sát, đánh giá, dự báo nguy cơ, tình hình dịch; khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi toàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 20.3. Riêng H.Nam Trà My và H.Bắc Trà My phải hoàn thành chậm nhất ngày 16.3", ông Mười nói.Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp với ngành y tế tổ chức vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các gia đình đưa con đến khám tại các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được yêu cầu tổ chức thu dung tất cả các trường hợp mắc bệnh, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh.Trong khi đó, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My, cho hay trước tình hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang diễn ra phức tạp trên địa bàn, huyện đã có văn bản gửi TTYT huyện, Phòng GD-ĐT và UBND các xã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống.Theo ông Dũng, huyện đề nghị tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là nơi có ca bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý triệt để, không để lây lan, bùng phát.Khi phát hiện bệnh, chính quyền địa phương vận động đưa người bệnh đến trạm y tế xã để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không để người bệnh điều trị tại nhà.Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh, không bỏ sót các trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin ngừa sởi.Phòng GD-ĐT phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh; thông báo ngay cho cơ sở y tế trên địa bàn khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời…Trước đó, H.Nam Trà My ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin).
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư