Sốc: Vàng miếng SJC tăng 2,4 triệu đồng, lên gần 86 triệu đồng/lượng
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.Giá USD hôm nay 3.4.2024: Ngân hàng đồng loạt vượt 25.000 đồng
Trong nước, ngày 18.5, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường trong nước như sau: xăng E5 RON 92 không quá 22.115 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 23.135 đồng/lít; dầu diesel không quá 19.873 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.908 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.418 đồng/kg.
'Hot boy' bóng rổ VBA dự thi Nam vương Du lịch Việt Nam 2023
Ngày 11.1, huyền thoại bóng đá Hà Lan Patrick Kluivert đã có mặt tại Indonesia để ra mắt trên cương vị HLV trưởng. Đón tiếp Kluivert ở sân bay Soekarno Hatta (thủ đô Jakarta của Indonesia) là các quan chức Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI), phóng viên, cùng hàng nghìn CĐV Indonesia.Sau 1 ngày nghỉ ngơi, chiều nay (12.1), PSSI đã tổ chức buổi họp báo ra mắt cho Kluivert. Nhà cầm quân người Hà Lan sẽ bắt tay vào công việc ngay đầu tuần tới, với tham vọng đưa Indonesia vượt qua vòng loại World Cup 2026. Đây cũng là mục tiêu Chủ tịch PSSI Erick Thohir giao cho HLV Kluivert."Tôi sẽ thực hiện mục tiêu của mình. Tôi cùng các cầu thủ cùng có chung tham vọng lớn lao ấy (dự World Cup 2026)", HLV Patrick Kluivert chia sẻ với báo chí. Đội tuyển Indonesia hiện đứng thứ ba ở bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau 6 trận, Marselino Ferdinan cùng đồng đội có 6 điểm với 1 chiến thắng (2-0 trước Ả Rập Xê Út), 3 trận hòa (1-1 trước Ả Rập Xê Út, 0-0 trước Úc, 2-2 trước Bahrain) và 2 trận thua (1-2 trước Trung Quốc, 0-4 trước Nhật Bản). 6 điểm đã giành được giúp Indonesia thực tế chỉ kém đội nhì bảng Úc đúng 1 điểm. Để giành vé trực tiếp đến World Cup 2026, Indonesia cần đứng nhất hoặc nhì bảng. Nếu đứng thứ ba hoặc thứ tư, đội bóng xứ vạn đảo sẽ lọt vào vòng play-off (tổng cộng 6 đội tranh 2,5 vé). Khi HLV Shin Tae-yong còn tại vị, mục tiêu của Indonesia là đứng thứ ba hoặc thứ tư để đá play-off."Mục tiêu của tôi cùng Indonesia là chơi tốt trong 4 trận còn lại", HLV Patrick Kluivert khẳng định. Đội tuyển Indonesia trở lại vòng loại World Cup 2026 vào tháng 3, với chuyến làm khách trên sân của Úc (lượt bảy), trước khi về sân nhà so tài Bahrain (lượt tám). Nếu hạ được các đội Trung Quốc và Bahrain ở hai trận sân nhà còn lại, Indonesia gần như chắc chắn góp mặt ở tối thiểu là vòng play-off.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Người dân quay phim, chụp hình, livestream thế nào để không bị xử phạt?
Học giả Vương Hồng Sển là người đọc nhiều và sưu tầm nhiều tư liệu, vì vậy điểm đắt giá trong cuốn sách này chính là những lời bàn, bản gốc, tư liệu tham khảo, giải thích từ ngữ, chứ không chỉ ở nội dung câu chuyện.