Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nếu tiếp tục duy trì phong độ và tránh những chấn thương, Durant nhiều khả năng tiếp tục vươn cao trong tốp những vận động viên ghi điểm nhiều nhất trong thời đại của NBA. Xếp trên Durant trong danh sách này là Carmelo Anthony với 28.289 điểm và Shaquille O'Neal là 28.596 điểm.Gặp tai nạn lao động, một người bị lóc da đầu
Xem nhanh 12h ngày 30.12 có những nội dung đáng chú ý sau:Hàn Quốc đang trải qua những ngày tang thương sau vụ tai nạn máy bay làm 179 người thiệt mạng khi chuyến bay số hiệu 2216 của hãng hàng không Jeju Air bị trượt khỏi đường băng, lao vào tường rào sân bay và bùng nổ.Sự việc xảy ra vào 9 giờ 7 ngày 29.12 (giờ địa phương) khi chiếc Boeing 737-800 từ Bangkok (Thái Lan) chở theo 181 người hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan (tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc) cách Seoul khoảng 288 km về phía tây nam. Chỉ 2 người sống sót sau thảm kịch là hai tiếp viên làm việc ở khu vực cuối máy bay.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tuyên bố 7 ngày quốc tang bắt đầu từ ngày 29.12 để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Ông cũng chỉ thị kiểm tra an toàn khẩn cấp toàn bộ hệ thống vận hành hàng không của đất nước.Nghị quyết 1278 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã tại TP.HCM sắp chính thức có hiệu lực thi hành. Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn thành phố đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ phần việc, để hướng tới bước chuyển mình lớn của thành phố. 41 phường mới sẽ đi vào hoạt động sau khi sáp nhập từ 80 phường. Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 31.12.2024 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
M.U nối dài danh sách ngôi sao mới để chia tay Ronaldo
Sau thời gian di chuyển dịp tết, nhiều người bắt đầu lên app hoặc trang web của Cục CSGT để tra cứu phạt nguội. Các thông tin liên quan về lỗi vi phạm, mức phạt, thời gian xóa lỗi được nhiều người quan tâm.Trong đó, nhiều người thắc mắc: Có phải không nộp phạt thì sau 1 năm được tự động xóa lỗi phạt nguội?Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, Điều 6 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Thời hiệu được tính từ ngày ra quyết định xử phạt. Theo quy trình xử lý vi phạm qua hình ảnh, để ra được quyết định xử phạt thì phải có biên bản vi phạm. Và để có được biên bản vi phạm thì khi phát hiện vi phạm qua hình ảnh, CSGT sẽ gửi giấy mời chủ phương tiện đến cơ quan chức năng làm việc. Do đó, người dân khi nhận thông báo từ cơ quan chức năng thì phải đến làm việc, phối hợp xác định thời điểm vi phạm ai là người điều khiển để CSGT lập biên bản. Trường hợp người dân cố tình trì hoãn, trốn tránh không đến phối hợp xác định vi phạm, xử lý thì thời hiệu xử lý sẽ có thể kéo dài, phụ thuộc vào khi nào người dân đến làm việc. Thời hiệu lúc này được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.Theo đại diện Cục CSGT, trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, người dân không đến đóng phạt do không nhận được thông báo phạt nguội cần có đơn giải trình gửi đơn vị phát hiện ra lỗi lý do vì sao không nhận được, đơn vị phát hiện ra lỗi xác minh đúng như vậy thì sẽ xóa lỗi.Lãnh đạo một đội CSGT nói thêm, CSGT gửi thông báo vi phạm qua hình ảnh qua đường bưu điện, các trường hợp không đúng người nhận hoặc không có người nhận, bưu điện sẽ chuyển hoàn lại về nơi ra thông báo. Một số trường hợp vì lý do khách quan không nhận được thông báo vi phạm có thể xảy ra là: mua bán xe chưa sang tên đổi chủ, xuất cảnh đi nước ngoài, bệnh nằm viện thời gian dài, đi tù... Ở trong trường hợp nào, người dân cũng cần có giấy tờ chứng minh.Do đó, hiện nay người dân tra cứu phạt nguội trên hệ thống vẫn còn thấy lỗi vi phạm xảy ra từ 2022, thậm chí 2019 là bình thường, cơ quan chức năng vẫn có thể xử phạt.Người dân cũng cần lưu ý thêm, theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ chưa cấp, đổi, cấp lại GPLX đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Năm xuất hiện
CEO Tim Cook cân nhắc hoạt động sản xuất của Apple tại Indonesia
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.