Hoàng Đức Trung tham gia hội đồng cố vấn chiến lược cho Bholdus
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…'Ông lớn' Sabeco vẫn duy trì cổ tức 35% dù lợi nhuận giảm
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Ông Đen, một tài xế xe ôm ngụ ấp 5, xã Mỹ Quý Tây, chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Kỷ luật nhiều cán bộ để xây nhà không phép
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Dress trouser - quần tây thời trang nam và những kết hợp lý tưởng
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.