Nhìn lại hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI
Liên quan vụ cướp tại cửa hàng FPT Shop ở thành phố Thủ Đức, tối 22.2.2025, các trinh sát đã đưa nghi phạm Trương Hùng Đức (22 tuổi, quê ở Phú Yên) về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM để phục vụ công tác điều tra vụ cướp tài sản tại cửa hàng FPT Shop.Bước đầu, nghi phạm Trương Hùng Đức khai hiện đang là sinh viên năm cuối ngành xây dựng của một trường đại học trên địa bàn TP.HCM và đã làm đồ án tốt nghiệp.Thời gian qua, do mê chơi, nghi phạm này đã nợ nần lên đến 180 triệu đồng. Do bị các chủ nợ ép trả, không còn cách nào xoay xở nên đã nảy ra ý định cướp tài sản.Để thực hiện ý đồ, nghi phạm này chuẩn bị dụng cụ, xe máy rồi khảo sát nhiều tuyến đường ở thành phố Thủ Đức, tìm nơi thích hợp gây án. Sau nhiều lần quan sát, thấy cửa hàng FPT Shop tại giao lộ Phạm Văn Đồng - Tô Ngọc Vân (ở phường Linh Tây) buổi trưa thường vắng người, không có bảo vệ nên đã chọn làm mục tiêu, lên kế hoạch cướp.12 giờ 30 phút ngày 22.2, nghi phạm chạy xe máy đến cửa hàng, dùng hung khí khống chế nhân viên và cướp đi số tiền 153 triệu đồng. Gây án xong, nghi phạm tẩu thoát về nhà trọ trên địa bàn phường Linh Chiểu cất giấu tiền.Khi nghi phạm rời đi, nhân viên cửa hàng đã báo tin cho công an. Các trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM phối hợp các đội nghiệp vụ Công an thành phố Thủ Đức khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh, truy xét kẻ cướp.Cùng lúc này, khi nghi phạm chuẩn bị bỏ trốn khỏi nhà trọ thì bị các trinh sát ập vào bắt giữ. Công an thu giữ toàn bộ số tiền và tang vật liên quan.Ngay trong tối 22.2, công an đã bàn giao toàn bộ số tiền tang vật trong vụ án lại cho đại diện cửa hàng FPT Shop. Đại diện cửa hàng đã gửi lời cảm ơn, thán phục nghiệp vụ phá án của Công an TP.HCM. Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục củng cố hồ sơ làm rõ.Tài khoản Facebook ‘Tiến Nguyễn’ thông tin sai sự thật về tiêm vắc xin Sinopharm
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
ĐH top 6 Úc mở rộng tuyển thẳng học sinh Việt Nam từ tất cả trường THPT
Những ngày cuối năm là khoảnh khắc tuyệt vời để gửi lòng biết ơn đến bản thân và những người xung quanh. Nhiều người cám ơn nỗ lực của chính họ khi đã vượt qua những ngày khó khăn, những đồng nghiệp đồng hành trong công việc và cả những người thân yêu trong cuộc sống. Khoảnh khắc này hãy nhìn lại để trân trọng đồng thời hướng tới tương lai, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới trong năm 2025.Trang fanpage "Sài Gòn nghen" với 2 triệu người theo dõi chia sẻ bài đăng với nội dung về ngày cuối cùng của năm 2024. "Chúc bạn và những người thân yêu một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Mong rằng tất cả sẽ có một cái tết thật ấm áp bên gia đình và bạn bè. Và giờ đây, hãy tạm gác lại mọi lo toan, dành cho bản thân một khoảng thời gian thư giãn thật sự và tràn đầy năng lượng để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp đang chờ", quản trị viên viết.Tài khoản Mỹ Liên viết, năm 2024 sắp khép lại để lại nhiều cảm xúc, bài học và những dấu ấn khó quên. Đó là một năm của sự cố gắng, trưởng thành và không ít thử thách. Nhìn lại hành trình đã qua, bản thân nhận ra rằng, mỗi khó khăn là cơ hội để rèn luyện, học cách kiên trì và mạnh mẽ hơn. Những niềm vui dù nhỏ bé cũng chính là động lực giúp chị tiếp tục bước đi, giữ vững niềm tin vào cuộc sống."Những người đồng hành: thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người yêu thương, hiểu mình luôn là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho tôi. Dù không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, nhưng tôi tự hào vì đã không ngừng nỗ lực. Những thành công nhỏ nhoi hay thất bại đều dạy tôi cách yêu thương bản thân hơn, trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã ở bên tôi trong hành trình đã qua. Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được. Bước sang năm mới 2025, tôi không mong gì hơn ngoài mạnh khỏe, bình an và một trái tim luôn hướng về phía trước. Hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục đón nhận những thử thách mới với sự can đảm và khát khao khám phá", chị trải lòng. Anh Dương Quốc Đỉnh (quê ở Bạc Liêu) chia sẻ, tốt nghiệp đại học, bản thân may mắn có một công việc gần nhà ổn định. Trừ những lúc đi công tác hay đi chơi, anh đều về nhà để ăn cơm cùng gia đình. Năm 2023, anh đã có 30 ngày liên tiếp với những bữa cơm một mình để nhận ra bữa cơm gia đình là một trong những điều quý giá, một nét truyền thống đẹp của người Việt. Bữa cơm gia đình là nơi mọi người cùng nhau sum họp, trò chuyện sau một ngày dài làm việc. Bữa cơm gia đình không cần phải cầu kỳ những món ăn thật ngon nhưng đó là nơi anh được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Cơm quán ăn mãi rồi cũng sẽ ngán nhưng vị cơm mẹ nấu ăn mấy chục năm vẫn nhớ hoài, không nơi đâu có thể thay thế được.Năm 2024, anh đã ăn cùng gia đình hơn 800 bữa cơm, là những khoảnh khắc anh nhận ra hạnh phúc là đây, khi tất cả những người thân yêu vẫn mạnh khoẻ. Anh may mắn vì không phải đợi đến tết hay các dịp lễ mới được ăn những bữa cơm sum họp. Anh hạnh phúc vì mỗi lần chỉ cần nói với mẹ: "Mẹ ơi, tự nhiên con thèm ăn món này quá!" thì lập tức bữa sau mẹ làm ngay món đó."Vị cơm nhà thật đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Bếp củi của mẹ vẫn cháy đỏ, hương củi hòa quyện cùng ánh nắng chiều, gió khẽ đưa hương lan tỏa khắp gian nhà. Một mùi vị thật quen thuộc, chứa đựng cả tuổi thơ, nhớ cả những lần mẹ nhờ nhóm lửa mà cả tiếng vẫn chưa cháy, rồi phải cầu cứu mẹ. Giờ đây bếp gas, bếp điện có đủ rất tiện lợi nhưng vị cơm nấu bằng bếp củi vẫn ngon khó tả", anh Đỉnh viết, Bữa cơm nhà là khi tất cả thành viên cùng đợi nhau sau những giờ bôn ba cuộc sống. Là khi mình được thoải mái ăn những món mình thích. Là khi mình dù bận đến mấy vẫn dành thời gian cho gia đình. Còn bạn năm 2024 đã ăn cơm cùng gia đình bao nhiêu lần?
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ thầy giáo và anh thợ hồ có hoàn cảnh đặc biệt
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.