Phẫn nộ tài xế xe khách lái ẩu, gây tai nạn cho xe máy… rồi bỏ chạy
Đến hơn 11 giờ ngày 21.3, lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Long vẫn đang phối hợp Công an TT.Long Hồ (H.Long Hồ) điều tra nguyên nhân vụ việc 2 người tử vong trong căn nhà thuê.Thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, cháu của 2 người tử vong nói trên đến căn nhà hai người này thuê nằm ven QL53 (thuộc khóm 5, TT.Long Hồ), gọi nhưng không thấy ai trả lời.Nhìn qua cửa, người cháu phát hiện 2 người thân nằm bất động. Nghi có chuyện chẳng lành, người này liền trình báo công an.Lực lượng công đến nơi, phá khóa vào (cửa khóa bên trong), phát hiện 2 người đã tử vong nên tiến hành phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc.Theo đó, 2 người tử vong được xác định là ông L.C.T (65 tuổi) và bà H.T.N (64 tuổi, cùng ngụ xã Long Mỹ, H.Mang Thít, Vĩnh Long). Một số người cho biết, vợ chồng ông T. và bà N. đến đây thuê trọ khoảng 2 năm nay, sống bằng nghề buôn bán quần áo. Bà N. mắc bệnh nặng.Vụ hai vợ chồng tử vong đang được công an điều tra làm rõ.Khách tăng, sao hệ sinh thái du lịch vẫn yếu?
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 25.1.2024
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Anh Sơn Sô Phi cho biết anh luôn tâm niệm trách nhiệm của một cán bộ đoàn không chỉ là tổ chức các phong trào thanh niên mà còn phải gắn kết, đồng hành cùng người dân trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, khi phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai, anh đã nhanh chóng thành lập đội thanh niên tình nguyện gồm 15 đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân.Địa bàn P.2, TX.Vĩnh Châu có đến 330 hộ nghèo và cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Từ thực tế đó, anh Phi tích cực kêu gọi nguồn lực, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí và cùng đoàn viên, thanh niên tham gia quá trình xây dựng, như tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, san lấp nền…Với tinh thần xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ, đội tình nguyện do anh Phi thành lập trở thành lực lượng nòng cốt ở địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng những căn nhà kiên cố cho người dân. Từ khi phong trào được triển khai đến nay, đội đã hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, anh Phi nói: "Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của tuổi trẻ đối với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vận động thêm nhiều nguồn lực để giúp nhiều hộ dân nữa có nơi ở ổn định".Đối với anh Phi và các thanh niên tình nguyện, phần thưởng lớn nhất chính là niềm vui của những hộ dân được giúp đỡ. Ngôi nhà khang trang không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, mang đến niềm vui, hy vọng. Anh Thạch Sức (27 tuổi), thành viên tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, chia sẻ: "Tôi hỗ trợ ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tại địa phương. Thấy các cô chú hạnh phúc khi có căn nhà tươm tất, tôi vui lắm".Gia đình thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, bà Tăng Soi (70 tuổi) được hỗ trợ căn nhà mới. Bà vui mừng nói: "Tôi tuổi cao, khó làm được các công việc nặng nhọc. May nhờ có các cháu đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ di dời đồ đạc để cất nhà mới, tôi rất vui và biết ơn các cháu".Tương tự, bà Lâm Thị Pó (74 tuổi) chia sẻ: "Gia đình nghèo nên có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến việc có tiền để sửa chữa căn nhà bị dột nát. Nhờ các cháu thanh niên tình nguyện đến hỗ trợ sửa chữa, tôi có được căn nhà không bị gió lùa, mưa tạt. Tôi mừng rớt nước mắt".Anh Sơn Sô Phi còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác như "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Chủ nhật xanh", vận động đoàn viên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh cũng là tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện với trên 20 lần hiến máu.
Quán bún bò 10.000 đồng/tô bán 'nhanh nhất TP.HCM': Chưa đầy 1 tiếng hết sạch
Ngày 1.3, thông tin từ Ban chỉ đạo tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18 - Tỉnh ủy Đắk Lắk, đơn vị vừa có thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung về một số nội dung liên quan việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo đó, thống nhất tạm thời dừng thực hiện sáp nhập, hợp nhất cơ quan Báo Đắk Lắk và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh này.Thông báo cũng nêu rõ, sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, căn cứ công văn số 34 (ngày 17.2.2025) của Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư về việc "chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với báo chí tỉnh, thành phố" sẽ tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí của tỉnh theo quy định.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xây dựng đề án sáp nhập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk.Cũng theo thông báo trên, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất tạm dừng việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức bên trong của Sở Công thương cho đến khi có văn bản bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh về địa phương quản lý.Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến kết thúc hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ, tài liệu công việc, quyết toán kinh phí, bàn giao tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (nếu có); phối hợp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, nhân sự; thực hiện lưu trữ tài liệu, giao nộp con dấu theo quy định.Trước đó, vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Theo đó, Đài phát thanh - truyền hình Đắk Lắk sẽ sáp nhập, hợp nhất với Báo Đắk Lắk thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trước khi hợp nhất.