'Ẩn mình' trong ngôi nhà gỗ bên rừng với lối kiến trúc hiện đại
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.'Mưa tim' cho du học sinh từng thuộc diện xóa đói giảm nghèo
Tại hội nghị, thượng tá Nguyễn Quang Hương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Thuận, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về sắp xếp, bố trí công tác đối với 17 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 40 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện.Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy, có 23 lãnh đạo (10 trưởng phòng, 7 phó trưởng phòng, 6 phó trưởng công an huyện, thị xã) tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.Để vận hành tổ chức bộ máy mới được thông suốt, mang lại hiệu quả cao hơn, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị công an tỉnh, công an cấp xã phải nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy mới, phân công lại nhiệm vụ đối với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ một cách phù hợp. "Công an cấp xã khi được tăng cường biên chế cần giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự ngay từ cơ sở. Qua đó, góp phần đưa tổ chức bộ máy mới với 2 cấp công an hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn trước đây", đại tá Lê Quang Nhân chỉ đạo.
Gánh bánh mì gần nửa thế kỷ ngon có tiếng chợ An Đông: ‘Nồi cơm’ của cả gia đình
Sáng 11.3, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi họp thường kỳ đánh giá công tác chỉ đạo điều hành, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3.2025.Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở Tài chính cho hay, theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn là 8.311 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.929 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5.382 tỉ đồng). Đến nay, đã phân bổ chi tiết cho các ngành, địa phương là 7.290 tỉ đồng (đạt 88%), kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết 1.021 tỉ đồng.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.432 tỉ đồng (đạt 14% dự toán là 25.000 tỉ đồng), giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thu nội địa 3.934 tỉ đồng (19% dự toán, tăng 1% so với cùng kỳ).Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.051 tỉ đồng, đạt 9% dự toán, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chi đầu tư phát triển 897 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.153 tỉ đồng.Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 26.2, toàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 11,11% so với cùng kỳ), số vốn đăng ký đạt 599.743 tỉ đồng.Ngoài ra, trong 2 tháng, tỉnh Quảng Nam cấp mới 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 529.55 tỉ đồng; cấp mới 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 12,34 triệu USD.Lũy kế đến nay, trên địa tỉnh hiện có 1.176 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 230.000 tỉ đồng) và 207 dự án FDI còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 6,3 tỉ USD), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.Ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, cho rằng tình hình thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thu nội địa tăng nhẹ. Sự suy giảm này có thể phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ ổn định công tác. "Bây giờ ngồi đâu cũng nói chuyện sáp nhập, làm phân tâm tư tưởng. Tinh thần Trung ương chỉ đạo đến đâu chúng ta làm đến đó, không phân tâm", ông Dũng yêu cầu.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc cho Quảng Nam; các bộ, ngành Trung ương cũng ủng hộ. Vì vậy, những nội dung Thủ tướng kết luận có khả năng sẽ hoàn thành sớm hơn kế hoạch.Ông Dũng yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành tập trung tìm cách giải quyết các dự án chậm tiến độ nhiều năm gây lãng phí và giải ngân vốn đầu tư công.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng gợi ý các sở ngành tập trung giải quyết, để các dự án của Thaco (dự kiến đầu tư trong năm nay gần 4.000 tỉ đồng) khởi công đúng kế hoạch. Đồng thời, tìm cách cùng Hoiana tiếp tục đầu tư thêm 1 tỉ USD; cùng Hyosung đầu tư 100 triệu USD và Karcher đầu tư 100 triệu USD…"Bây giờ chúng ta đôn đốc, đồng hành với họ. Nếu chúng ta làm tốt, các dự án lớn đầu tư vào khoảng 50.000 tỉ đồng nữa thì mới có con số tăng trưởng 10% trong năm 2025", ông Dũng nói.Người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu trong thời gian thực hiện chủ trương sáp nhập dừng việc mua xe công, giao Sở Tài chính tham mưu điều chuyển một số xe công từ các sở sáp nhập cho các nơi còn đang thiếu.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, kim ngạch 353 triệu USD; giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
7 điều nam giới cần tránh để có sức khỏe tình dục tốt
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.