Chiến dịch thương hiệu của FWD: lựa chọn thời điểm vàng để lan tỏa thông điệp
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.VNG đồng hành cùng Esports tại SEA Games 32
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Kiểm tra nợ xấu, coi chừng những cái 'bẫy' đang giăng...
Ngày 24.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết đã có báo cáo kết quả khảo sát lần 2 về việc thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy và chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn.Theo kết quả khảo sát lần 2, đối với cấp THPT, GDTX; ý kiến cán bộ quản lý đồng ý thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật là 97,35%; nhân viên 99,08%; giáo viên 90,51%; phụ huynh 83,9% và học sinh 82,87%.Đối với cấp THCS, cán bộ quản lý đồng ý 100%; nhân viên 97,54; giáo viên 92,39%; phụ huynh 71,204% và học sinh 73,612%.Trước đó, từ ngày 23 - 27.12.2024, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày và sắp xếp nghỉ ngày thứ bảy trong tuần đối với học sinh cấp THCS, THPT, GDTX đến toàn thể cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh trên toàn tỉnh.Theo kết quả khảo sát, phương án nghỉ ngày thứ bảy đã nhận được sự đồng thuận cao của đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành GD-ĐT và các địa phương tổ chức khảo sát ý kiến về chủ trương này trước khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29/2024. Do đó, kết quả khảo sát lần thứ nhất không còn phù hợp.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, với kết quả khảo sát lần 2, sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép ngành GD-ĐT được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy, chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn tỉnh từ học kỳ II năm học 2024-2025.
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Gói bánh chưng ở Trường Sa
Từ hôm 6.3 đến nay, thông tin về sự ra đi của NSƯT Quy Bình thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Theo cáo phó, lễ tang của sao phim Sông dài được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP.HCM). Thời gian qua, gia đình thắt chặt an ninh, không để người ngoài tiếp cận khu vực bên trong, chỉ người thân và một số ít đồng nghiệp thân thiết ra vào.Theo ghi nhận của chúng tôi từ sáng 8.3, ngay tại khu vực nhà tang lễ, lực lượng an ninh túc trực trước cổng, không để tình trạng tụ tập thành đám đông trước khu vực cổng, những người ra vào đều được kiểm soát chặt chẽ. Bên ngoài, một số người dân bày tỏ nguyện vọng được vào trong nhưng bị từ chối và được thông báo quay lại vào buổi chiều. Một số YouTuber, TikToker, đơn vị đưa tin tiếp cận để quay phim đều bị lực lượng bảo vệ yêu cầu rời đi. Dựa trên thông tin từ cáo phó, từ 14 giờ hôm nay lễ viếng nghệ sĩ Quý Bình mới bắt đầu. Chia sẻ lý do thắt chặt an ninh tại khu vực tổ chức tang lễ của nam diễn viên trong thời gian qua, nguồn tin thân cận với gia đình cố nghệ sĩ tiết lộ với Thanh Niên rằng tang quyến muốn chuẩn bị chu toàn mọi thứ trước khi diễn ra lễ viếng chính thức. Theo lịch của nhà tang lễ, trưa nay linh cữu nghệ sĩ mới chuyển vào khu vực chính. Trước thông tin rằng nghệ sĩ bị làm khó khi vào viếng Quý Bình, người thân cho biết gia đình đang trong thời gian sắp xếp, hoàn thiện khâu chuẩn bị sao cho chỉn chu nhất trước khi lễ viếng bắt đầu. Vì diễn viên phim Dù gió có thổi mong giữ hình ảnh đẹp cho đến phút cuối, người thân cố gắng chuẩn bị tươm tất nhằm thực hiện tâm nguyện của anh. Trong cáo phó được đăng tải trước đó, nghệ sĩ Quý Bình qua đời lúc 11 giờ ngày 6.3. Lễ viếng được tổ chức vào 14 giờ, ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 9.3, lễ động quan vào 13 giờ 30 cùng ngày. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại tháp Long Thọ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Gia đình sao phim Sông phố nhà ghe cho biết "xin miễn chấp điếu, không nhận hoa, phẩm vật, không tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của báo chí". Những bài hát của quán quân Tình bolero 2016 sẽ được phát tại tang lễ của anh. Ngoài ra, an ninh cũng được siết chặt để tránh những ồn ào không đáng có.Quý Bình ra đi sau thời gian âm thầm chống chọi với bạo bệnh, để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những khán giả yêu mến diễn xuất, giọng hát của anh trong gần 20 năm hoạt động nghệ thuật. Quãng thời gian điều trị bệnh, nam nghệ sĩ khá kín tiếng, chỉ chia sẻ với một số đồng nghiệp thân thiết và hạn chế cập nhật mạng xã hội, vắng bóng tại các sự kiện giải trí trong khoảng 2 năm qua. Trao đổi với chúng tôi, anh trai NSƯT Quý Bình cho biết những ngày cuối đời, nam diễn viên từng chia sẻ tâm nguyện muốn tổ chức tang lễ yên tĩnh, nhẹ nhàng.