Gieo mầm hạnh phúc - Truyện ngắn của Trần Minh (Hà Nội)
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025).TP.HCM: Đang dừng ô tô trên đường thì bị kề dao cướp tài sản
Trong văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở KH-ĐT và Sở GTVT TP.HCM, Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đề xuất thành phố cho phép doanh nghiệp thực hiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức hợp đồng BT.Trước đây, Liên danh Trung Nam Group - Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ đã nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ và đã bàn giao hồ sơ nghiên cứu để Sở GTVT TP hoàn thiện báo cáo trình Hội đồng thẩm định TP.HCM ngày 1.12.2023.Tập đoàn Trung Nam cho rằng việc đầu tư cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) sẽ tạo điều kiện cho TP.HCM huy động nguồn lực tư nhân để phát triển các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và giảm áp lực cho ngân sách thành phố.Cùng với đó, nhà đầu tư cam kết sẽ huy động nguồn lực tối ưu để triển khai 2 dự án hiệu quả, đảm bảo chất lượng và trình hồ sơ ngay khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương nhằm rút ngắn tiến độ.Đặt kế hoạch khởi công vào năm sau, cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ là 2 trong số những dự án giao thông trọng điểm được người dân TP.HCM đặc biệt mong chờ. Cả 2 công trình đều đặt mục tiêu khởi công ngày 30.4, hoàn thành năm 2028.Theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp có tổng chiều dài khoảng 7,3 km. Công trình bắt đầu từ đường 15B (song song với Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè), vượt sông và nối vào đường Rừng Sác ở huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.500 tỉ đồng.Còn đối với dự án cầu Thủ Thiêm 4, dự kiến cầu được xây dựng dài hơn 2 km với 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) và Khu đô thị mới Nam TP.HCM. Công trình nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn tại phà Cát Lái. Tổng mức đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến hơn 6.000 tỉ đồng; trong đó TP.HCM sẽ chi khoảng 2.826 tỉ đồng, phần còn lại nhà đầu tư huy động.
Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống: Những giấc mơ trong căn nhà đầy gió
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
'Soi' VinFast VF5 Plus bản thương mại sắp đến tay khách Việt
Nhiều học sinh vô cùng hào hứng và thích thú khi trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, đa dạng tại các gian hàng đến từ hơn 50 trường ĐH, CĐ và và cơ sở giáo dục trong ngày hội khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2.Nhiều trường còn đem đến các mô hình robot được thiết kế công phu để thu hút sự chú ý và khuyến khích học sinh tiếp cận trải nghiệm thực tế nhằm tăng thêm phần hứng thú đối với các ngành học có liên quan đến công nghệ bán dẫn, công nghệ AI... Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại 12 tỉnh, thành trên cả nước, mang đến không gian kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa học sinh và các trường ĐH, CĐ.