Giao lưu, ra mắt sách về chuyện khởi nghiệp và vượt lên nghịch cảnh
Sau khi xuất hiện thông tin về giao dịch của Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh, cổ phiếu SHB tăng trần trong phiên 15.4.Đông Nam Á đang tụt hậu về xe điện
Từ lâu nhớ thương biển
Trường quốc tế AISVN nghỉ hè sớm vì thiếu giáo viên, không đủ tài chính vận hành
Trong những năm gần đây, gacha game đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong làng game thế giới. Với cơ chế "quay gacha" để nhận phần thưởng ngẫu nhiên, dòng game này thu hút hàng triệu người chơi với hy vọng sở hữu các vật phẩm hiếm. Tuy nhiên, gacha game không chỉ mang lại sự giải trí mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tài chính và tính minh bạch.Thuật ngữ "gacha" bắt nguồn từ Nhật Bản, ám chỉ các trò chơi sử dụng cơ chế tương tự máy gachapon – nơi người chơi bỏ tiền để nhận đồ chơi ngẫu nhiên. Trong gacha game, người chơi dùng tiền thật hoặc tiền ảo để quay số nhằm nhận phần thưởng, từ nhân vật đặc biệt, vũ khí hiếm đến các vật phẩm trang trí.Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được các vật phẩm hiếm trong gacha game thường rất thấp. Các tựa game như Genshin Impact, Honkai: Star Rail hay Blue Archive đều sử dụng hệ thống này để giữ chân người chơi và thúc đẩy chi tiêu. Những nhân vật 5 sao hoặc vũ khí hiếm thường chỉ có tỷ lệ xuất hiện dưới 1%, khiến người chơi dễ dàng rơi vào vòng xoáy "quay gacha" liên tục để đạt được mục tiêu mong muốn.Gacha game khéo léo khai thác tâm lý người chơi thông qua các hiệu ứng như "đầu tư đã bỏ ra" (sunk cost fallacy). Khi đã đầu tư một khoản tiền hoặc thời gian nhất định, người chơi thường khó từ bỏ vì cho rằng việc tiếp tục quay sẽ mang lại kết quả mong muốn. Điều này tạo nên một vòng lặp chi tiêu không kiểm soát.Ngoài ra, cơ chế phần thưởng giới hạn thời gian như banner cũng tạo áp lực lớn. Trong Genshin Impact, các nhân vật hiếm chỉ xuất hiện trong vài tuần. Nếu bỏ lỡ, người chơi sẽ phải chờ rất lâu để có cơ hội quay lại. Áp lực từ thời gian và cơ chế này khiến nhiều người cảm thấy "bị ép buộc" phải nạp tiền.Hệ thống pity system (bảo hiểm thất bại) cũng là một con dao hai lưỡi. Dù nó đảm bảo người chơi nhận được vật phẩm hiếm sau một số lượt quay nhất định, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ tiếp tục chi tiền để đạt đến ngưỡng này thay vì dừng lại.Mặc dù gacha game mang lại niềm vui cho hàng triệu người chơi, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt, việc quay gacha tạo cảm giác phấn khích khi người chơi không biết mình sẽ nhận được gì, giống như mở một món quà bất ngờ. Mặt khác, yếu tố may rủi lại trở thành áp lực tài chính đối với nhiều người, đặc biệt là những người chơi trẻ tuổi.Theo báo cáo của Sensor Tower, các tựa game như Honor of Kings đã đạt doanh thu hàng trăm triệu USD chỉ trong tháng 10.2024. Một phần lớn doanh thu này đến từ các sự kiện trong game, nơi người chơi được khuyến khích chi tiêu mạnh tay để sở hữu các vật phẩm hoặc nhân vật giới hạn thời gian. Cơ chế này không chỉ tạo ra sức hút mà còn khiến nhiều người chơi cảm thấy bị "ép buộc" phải chi tiêu để không bị bỏ lại phía sau.Phương Thanh (1998) – Chuyên viên phần mềm chia sẻ: “Tôi thường nạp khoảng 1.5 triệu đồng mỗi lần quay gacha. Khi nhận được vật phẩm mong muốn, cảm giác rất phấn khích nhưng cũng tiếc tiền. Còn khi không nhận được, tôi bực bội và thường nạp thêm với hy vọng ‘gỡ gạc’. Tuy nhiên, sau này tôi đã từ bỏ gacha game vì cần thời gian cho công việc.”Thanh Hải (1995) – Nhân viên thiết kế thì có cách tiếp cận khác: “Tôi từng chi hơn 3 triệu đồng trong một lần để nhận nhân vật yêu thích. Nhưng tôi luôn tính toán cẩn thận trước khi nạp. Nếu không chắc chắn nhận được, tôi sẽ không chi. Banner giới hạn thời gian dễ khiến người chơi không có kế hoạch dễ bị hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO), nhưng với tôi, việc quản lý tài nguyên giúp tránh chi tiêu không cần thiết.”Cơ chế bảo hiểm có thể dẫn đến việc nạp thêm tiền khi gần đạt đủ số lượt quay cần thiết. Việc quản lý tài nguyên và giữ vững mục tiêu là chìa khóa để tránh bẫy chi tiêu.Game thủ có kinh nghiệm như Thanh Hải đưa ra lời khuyên: “Khi chơi gacha game, hãy xác định mục tiêu rõ ràng để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, cần hiểu rõ chơi vì sức mạnh nhân vật (meta) hay chỉ để sưu tầm. Đừng bị cuốn vào tâm lý ‘xoay thêm vài lần nữa chắc sẽ trúng’, nếu không đủ tài nguyên, tốt nhất là chờ đợi.” Phương Thanh nhấn mạnh: “Đặt ngân sách rõ ràng và tuân thủ. Đừng để cảm xúc chi phối, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng xoáy chi tiêu không hồi kết.”Cả hai góc nhìn và dẫn chứng đều chỉ ra rằng, gacha game không đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn có thể là là một "bẫy tài chính" nếu người chơi không biết kiểm soát bản thân. Trách nhiệm không chỉ thuộc về người chơi, mà còn đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ phía nhà phát triển game.Trước những tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định quản lý nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi gacha game:Gacha game vẫn là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp game, nhưng sự tranh cãi về mặt tài chính và tính minh bạch sẽ tiếp tục định hình tương lai của thể loại trò chơi này. Để trở thành một hình mẫu kinh doanh bền vững, các nhà phát triển cần minh bạch hơn trong cơ chế và cam kết bảo vệ quyền lợi của người chơi. Với những người tham gia, việc tỉnh táo và kiểm soát tài chính là cách tốt nhất để biến gacha game thành một thú vui giải trí thay vì bẫy chi tiêu.
Chương trình mang đến những thông tin nổi bật về các hoạt động đặc sắc của kỳ Lễ hội năm nay, một lễ hội đặc biệt diễn ra vào dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025).Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức lễ hội; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Hoa hậu hoàn Vũ H’Hen Niê và Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa, đông đảo khách mời đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương tại Hà Nội cùng các đơn vị đồng hành, tài trợ cho Lễ hội. Được mệnh danh là "Thủ phủ cà phê của Việt Nam", Buôn Ma Thuột dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cà phê, và là quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới "đang tạo ra sự bùng nổ trên toàn cầu". Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột hiện xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, được yêu chuộng tại những cường quốc cà phê như Đức, Italy, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Indonesia,… Hình ảnh, thương hiệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột liên tục được quảng bá trên các kênh truyền thông hàng đầu như CNN, Bloomberg, Discovery,… được nhiều tổ chức uy tín chứng nhận về chất lượng, và đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi cà phê quốc tế… Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Trong phim The Awakenings of Coffee do hãng thông tấn Warner Bros. Discovery sản xuất, vùng đất Buôn Ma Thuột với văn hóa, hệ sinh thái cà phê độc đáo, đa dạng được nhận định đang "thức tỉnh" trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành chương trình đặc sắc của ngành cà phê Việt Nam, một lễ hội quốc gia mang tầm vóc quốc tế, góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ra toàn cầu. Tiếp nối thành công kỳ Lễ hội lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục sử dụng thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" để quảng bá Buôn Ma Thuột - "Thành phố cà phê của thế giới". Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 13.3.2025 với nhiều yếu tố mới, tính sáng tạo và mang tầm vóc quốc tế, hứa hẹn thu hút đông đảo các khách mời, tổ chức, du khách tham gia.Với chủ đề: "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội cà phê năm nay sẽ mang đến một chương trình văn hóa, nghệ thuật cà phê đặc sắc, quy mô, được thể hiện qua nhiều hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo, và những câu chuyện giàu cảm xúc về văn hóa cà phê, con người vùng đất Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây sẽ là dịp đặc biệt để du khách có những trải nghiệm độc đáo về cà phê, cũng như khám phá những điều thú vị về đời sống, văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc. Cùng các hoạt động chính: Lễ Khai mạc, Bế mạc, Lễ hội đường phố, Hội nghị giao thương quốc tế - kết nối, nâng tầm cà phê Việt,… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đem đến nhiều hoạt động mới như: Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend; Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng; Hội trại cà phê "Đồng hành, chia sẻ"; Giải đua xe ô tô địa hình quốc tế "Thử thách vượt đại ngàn - Buôn Đôn 2025"… Tại Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 (Hà Nội), ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức cho biết: "Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2025 đạt hơn 5,4 tỉ USD, giá cà phê liên tục tăng cao, đưa cà phê vào top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 là một hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội năm nay có nhiều yếu tố mới, nổi bật tính sáng tạo và hội nhập quốc tế. Trong đó, Ban tổ chức lễ hội đã giao Tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam Trung Nguyên Legend đảm nhiệm Lễ khai mạc để tạo nên một chương trình Lễ khai mạc giàu tính mới, sáng tạo nhằm nâng cao giá trị cà phê của tỉnh. Một điểm nhấn đặc biệt khác của kỳ lễ hội năm nay trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư là sự kiện động thổ Nhà máy Cà phê Năng lượng Trung Nguyên Legend - nhà máy cà phê lớn bậc nhất châu Á, với giá trị đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Với những nét mới đó, kỳ vọng sẽ đem đến một lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá về văn hóa cà phê, con người, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển".Đồng thời, với tinh thần sáng tạo, hội nhập, công tác truyền thông Lễ hội được đẩy mạnh trên các nền tảng số cùng sự tham gia của các nhân vật ảnh hưởng, KOLs, KOCs. Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút đông đảo cộng đồng tham gia. Đại sứ truyền thông của Lễ hội năm nay, cùng Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê còn có Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tham gia, quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người Buôn Ma Thuột.Tại sự kiện họp báo Lễ hội, Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê chia sẻ đầy cảm xúc và tự hào: "Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên, và còn là lời tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu. Mong rằng, thông qua lễ hội này sẽ mở ra những cơ hội lớn, đưa cà phê Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ thế giới". Cũng là một người con vùng đất Đắk Lắk, Đại sứ Du lịch Việt Nam Đinh Thị Hoa tự hào gửi lời mời đến những người yêu cà phê: "Hãy đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Điểm đến của cà phê thế giới để trải nghiệm những ly cà phê ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động đặc sắc và khám phá vùng đất Tây Nguyên tươi đẹp!".Đặc biệt, tính quốc tế hóa của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được BTC Lễ hội chú trọng từ nội dung, chất lượng các hoạt động đến thành phần khách mời. Lần đầu tiên, Tổng Giám Đốc Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) - Bà Vanusia Noguiera sẽ tham dự các hoạt động chính: phát biểu chào mừng trong Lễ khai mạc Lễ hội, Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và trình bày tham luận "Tình hình thị trường cà phê thế giới, xu hướng tiêu dùng cà phê" tại Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt. Hơn 50 phái đoàn ngoại giao, tổ chức nông nghiệp, hiệp hội - doanh nghiệp cà phê, các đoàn nghệ thuật, báo chí quốc tế… đến từ 5 châu lục cùng tham gia góp phần đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thực sự trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Là thương hiệu cà phê hàng đầu sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên Legend tự hào đồng hành cùng sự phát triển của thủ phủ cà phê Việt Nam và sự thành công của các kỳ Lễ hội. Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội đường phố, Chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc, Lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend,… nhằm tạo nên kỳ Lễ hội đặc sắc, mang tầm vóc quốc tế. Đây là lần thứ 7, Trung Nguyên Legend được giao tổ chức Lễ hội đường phố. Với sự tham gia của Đại sứ truyền thông, các Hoa hậu, người đẹp, các đoàn nghệ nhân, nông dân, công nhân, sinh viên, nghệ thuật trong nước, quốc tế, các đoàn diễu hành xe hoa từ các địa phương,… Lễ hội đường phố năm nay mang thông điệp về tình yêu cà phê và niềm tự hào về một vùng đất giàu nội lực, hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử và khát vọng là "Điểm đến của cà phê thế giới". Đặc biệt, sân khấu khai mạc Lễ hội đường phố sẽ diễn ra tại Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột - một công trình tiêu biểu của thành phố, hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc hứa hẹn sẽ để lại những dấu ấn đặc biệt với người yêu cà phê. Chương trình có ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê" sẽ là những câu chuyện giàu cảm xúc, hào hùng về nỗ lực phát triển mạnh mẽ của Buôn Ma Thuột trên hành trình 50 năm hòa bình và phát triển để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Với sự tham gia của hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên... phần lớn đến từ địa phương tỉnh Đắk Lắk cùng các nghệ sỹ nổi tiếng trong nước, quốc tế. Kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật trình diễn cùng không gian sân khấu hóa truyền thống kết hợp hiện đại, đây sẽ là chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh giá trị của hạt cà phê Buôn Ma Thuột, con người, vùng đất, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk giàu bản sắc, năng động và phát triển. Tại Lễ hội, Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột cũng chính thức được động thổ, tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái cà phê đa dạng của Đắk Lắk. Đây là một dự án trọng điểm, nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, thúc đẩy chế biến sâu cà phê Việt Nam, góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố Cà phê của thế giới", khẳng định vị thế cường quốc cà phê của Việt Nam. Trung Nguyên Legend cũng tham gia nhiều hoạt động, như: Gian hàng Trung Nguyên Legend tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội nghị Kết nối giao thương quốc tế; Ngày hội cà phê miễn phí; và đóng góp nhiều điểm đến như Bảo tàng Thế giới Cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà Phê Thiền…Công tác truyền thông cho Lễ hội cũng được Trung Nguyên Legend phối hợp đẩy mạnh trên diện rộng. Từ năm 2023, tập đoàn đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc phát sóng toàn cầu, quảng bá thành phố Buôn Ma Thuột, Lễ hội cà phê cùng nét đẹp văn hóa, con người nơi đây. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến hết tháng 3.2025. Gần ba thập kỷ Trung Nguyên Legend luôn tiên phong nhận lãnh sứ mệnh khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam đúng với vị thế vốn có của ngành, của quốc gia. Sự đồng hành của Trung Nguyên Legend tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tiếp tục khẳng định vị thế, sự cam kết của thương hiệu trong nỗ lực xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới", tạo nên những bước tiến vượt bậc cho ngành cà phê Việt Nam, hướng tới "nâng cao giá trị ngành cà phê Việt Nam, không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến cà phê triết đạo". Chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới"Thời gian: Từ ngày 9.3.2025 đến ngày 13.3.2025…, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra xuyên suốt, mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc về cà phê, văn hóa và nghệ thuật tại lễ hội.
Jang Won Young 'đập tan' tin đồn phẫu thuật thẩm mỹ với loạt ảnh 'xinh từ nhỏ'
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.