Vị tướng lên tem Bưu chính VN Hoàng Thế Thiện trong mắt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Để chứng tỏ mình vô tội, ông đã tự sát mong rửa oan. Ông hóa xuống dòng sông Kì Cùng (Lạng Sơn) rồi bơi về bến đò Chanh xưa (nay là xã Đồng Tâm, H.Ninh Giang, Hải Dương).Nhận định bóng đá Serbia vs Bồ Đào Nha (2 giờ 45 ngày 28.3): Cuộc chiến phân định chỗ đứng trên bảng xếp hạng
Anh Duy cho biết khi đến độ tuổi 30 bản thân cảm nhận không còn phù hợp với nhịp sống sôi động, ồn ào tại thành phố. Anh Duy muốn dành nhiều thời gian cho gia đình, hít bầu không khí trong lành mỗi buổi sớm mai ở quê nhà… Với anh Duy, rời phố không phải là quyết định nhất thời mà đã có kế hoạch dài hạn. Từ 3 năm trước, anh Duy đã có sự chuẩn bị về tài chính, tính toán công việc cho bản thân sẽ làm khi về quê.
Lao động Việt tại Đài Loan được tăng lương từ năm 2024
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Viên Vịnh Nghi vừa tái xuất màn ảnh rộng với phim mới OMG! Mom's Big News và có buổi quảng bá vào hôm 8.3. Theo HK01, nữ diễn viên 54 tuổi được hỏi về lý do không hợp tác với chồng - tài tử Trương Trí Lâm suốt nhiều năm qua. Khi nhắc đến khả năng cặp sao tái hợp trên màn ảnh, Hoa hậu Hồng Kông 1990 kiên quyết từ chối. Cô giải thích: "Tôi đã quyết định không làm việc cùng anh ấy trong nhiều năm. Thực tế, nhiều năm về trước, chúng tôi đã cố gắng làm việc cùng nhau trong phim nhưng có rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Tôi không muốn mang những xung đột đó về nhà".Tuy nhiên, Viên Vịnh Nghi cảm thấy thoải mái khi cùng chồng xuất hiện trên các chương trình giải trí. "Ở các chương trình tạp kỹ thì lại khác. Bạn có thể thoải mái nói ra sự thật. Nếu trong quá trình tham gia những show này, tôi có điều gì đó không thích, tôi có thể nói ra. Còn khi quay phim, bạn sẽ luôn phải nhập vai, từ đó hai bên sẽ có nhiều bất đồng vì góc nhìn khác nhau", bà mẹ một con chỉ ra điểm khác biệt. Đối với những cảnh thân mật của chồng với các nữ diễn viên khác trên phim, minh tinh 7X hài hước chia sẻ cô không bận tâm.Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm là một trong những cặp sao được săn đón hàng đầu làng giải trí Hồng Kông. Theo lời kể của minh tinh sinh năm 1971, cô và chồng gặp nhau trên phim trường A Warrior's Tragedy hồi 1993, họ có nhiều cơ hội tiếp xúc và sớm nảy sinh tình cảm. Cả hai đã trở thành một đôi vài tháng sau đó và âm thầm hẹn hò. Cặp đôi kết hôn vào năm 2001 và đón con trai hồi 2006.Hơn 30 năm bên nhau, Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm vẫn mặn nồng. Mỹ nhân phim Kim chi ngọc diệp dành nhiều lời có cánh khi nhắc về bạn đời. Cô từng chia sẻ ba điều yêu thích ở chồng: "Thứ nhất, anh ấy có văn hóa và đọc sách rất nhiều, vì vậy chúng tôi có nhiều thứ để nói với nhau. Thứ hai, anh ấy rất điềm tĩnh, đó là một sự cân bằng tuyệt vời đối với một người dễ bị kích động như tôi. Anh ấy giúp tôi bình tĩnh lại. Thứ ba, chúng tôi sẽ không bên nhau suốt 30 năm nếu không có khiếu hài hước của anh ấy. Ngay cả đến bây giờ, chúng tôi vẫn thường nói về những điều ngớ ngẩn và cười đùa cùng nhau". Tại sự kiện hồi tháng 12.2024, Viên Vịnh Nghi tiết lộ cô để Trương Trí Lâm quản lý tài chính trong gia đình vì chồng giỏi tính toán, đầu tư để sinh lời.Viên Vịnh Nghi sinh năm 1971, cô đăng quang Hoa hậu Hồng Kông 1990 rồi gia nhập TVB và tiến xa trên con đường diễn xuất. Nữ diễn viên ghi dấu ấn qua nhiều bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh như: Hoa Mộc Lan, Tiếu ngạo giang hồ (bản 2000), Tân Sở Lưu Hương, Phú quý môn, Kim chi ngọc diệp, Tuyệt đại song kiêu, Quốc sản 007… Trong khi đó, Trương Trí Lâm là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tại xứ cảng thơm. Ngôi sao 54 tuổi được nhiều khán giả yêu mến qua các bộ phim: Anh hùng xạ điêu (bản 1994, vai Quách Tĩnh), Đường về hạnh phúc, Thiên địa nam nhi, Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, Bao la vùng trời 2…
Thịt kho dừa - món ngon bình dân những ngày Hà Nội giãn cách
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.