Làm booking tại bar có thu nhập chục triệu đồng/tháng nhưng...
Như chúng ta đã được nghe chia sẻ của các chuyên gia trong phần 1, dù công nghệ phát triển chóng mặt với sự bùng nổ của AI, thì nhiều nghề nghiệp, công việc khó bị thay thế. Phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ sẽ tiếp tục mang đến cho phụ huynh và học sinh những thông tin thực sự hữu ích.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.Dân bức xúc vì doanh nghiệp chậm sửa chữa đường hư hỏng
Sau trận này, vị trí trên bảng xếp hạng của Ho Chi Minh City Wings (hạng 5) và Thang Long Warriors (hạng 3) vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, đội bóng của TP.HCM tiếp tục níu giữ hy vọng vào bán kết khi nâng cao thành tích lên 6 thắng 8 bại.
Diễn biến mới vụ án lừa đảo, bị cáo kêu oan: 14 năm chưa có hồi kết
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Ngày 20.1, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc tại TP.HCM về đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2025.Tại buổi kiểm tra ở Công ty TNHH MM Mega Market, theo đại diện công ty trong năm 2024 tỷ lệ phát hiện vi phạm của nhà cung cấp chiếm 1 - 2%. Chủ yếu là ngành hàng thủy sản có nhiễm kháng sinh. Khi phát hiện, công ty ngưng nhận hàng từ nhà cung cấp, đến tận nơi sản xuất tìm nguyên nhân để quyết định có hợp tác tiếp tục với nhà cung cấp. Đồng thời, giám sát hàng hoá 3 lần liên tục nếu đạt thì tiếp tục, không thì ngưng hợp tác. Ngoài ra, nếu nhà cung cấp vẫn vi phạm thì siêu thị Mega Market sẽ thông báo cho các hệ thống siêu thị khác để cùng tẩy chay hàng nhà cung cấp này. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị sẽ cung cấp thông tin vi phạm cho cơ quan chức năng để xử lý. Đây là chương trình ràng buộc cho để các nhà cung cấp hoạt động đúng nguyên tắc. “Vì khi phát hiện sai phạm, nhiều nhà cung cấp vi phạm họ nói rằng không giao cho anh thì tôi giao cho bên hệ thống siêu thị khác. Ngoài ra số tiền xử phạt rất ít khiến họ không sợ, vì thế cách tốt nhất là các hệ thống siêu thị cùng tẩy chay hàng hóa của nhà cung cấp sai phạm”, vị đại diện Công ty TNHH MM Mega Market nói. Qua buổi kiểm tra, đoàn phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại như: khu vực sơ chế thực phẩm vẫn còn đồ cá nhân của nhân viên; nhân viên sơ chế không đeo găng tay, khẩu trang; một số hàng thủy hải sản còn để bên cạnh các bình ắc quy (có nguy cơ lây nhiễm chéo); một vài mặt hàng scan không thấy giấy chứng nhận, giấy tờ còn nhập nhằng; chưa có khu phân loại hàng tiêu hóa và hàng hóa nhập vào… Nhìn nhận các bất cập còn tồn tại, đại diện công ty cho biết sẽ rút kinh nghiệm và sửa chữa.Tại buổi làm việc, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sở đang khó khăn trong việc xử phạt vi phạm. Đơn cử, như mặt hàng nông sản đi lấy mẫu rất nhiều nhưng số vi phạm lại ít nên băn khoăn về cách xử phạt, khi đi kiểm tra phải mất 3 - 4 ngày mới có kết quả. Tuy nhiên nếu kết quả có sai phạm thì họ đã bán hết, tẩu tán hàng hoá, không thể thu giữ hay phạt được. Ngoài ra, theo bà Lan chưa thể kiểm được 100% số thịt heo có an toàn hay không vì các lò nhỏ lẻ số lượng rất nhiều, đa số hàng hóa đều chuyển về TP.HCM. Trong khi đó, lực lượng kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM có 10 đội, số nhân lực ít không thể kiểm soát hết, toàn diện.“Chúng tôi tập trung kiểm tra ở các chợ đầu mối, các chợ truyền thống. Ở các hệ thống siêu thị đôi khi hơi chủ quan, chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại, giám sát siết chặt hơn”, bà Lan nói. Kết luận buổi kiểm tra, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra đột xuất nhất là trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Đặc biệt, ông Nam lưu ý cần kiểm tra kỹ, gắt gao các cơ sở giết mổ heo ở các khu vực giáp ranh với các tỉnh tránh để thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đi vào các chợ, siêu thị.
‘Con muốn sống’: Người mẹ đơn thân khắc khổ mong gánh được bệnh cho con
Theo Reuters, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm 10.000 xuống còn 222.000. Điều này cho thấy thị trường việc làm tăng, kỳ vọng phục hồi kinh tế tốt hơn. Tuy vậy, các nhà phân tích cũng tỏ ra khá cẩn trọng khi cho rằng, những con số trên chưa đủ mạnh để thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất.