Bản đồ cổ thời La Mã tái hiện trong bảo tàng ở Rome
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Giải eSports Axie Week: Muốn trở thành một Super Bowl
Bên cạnh tình trạng sức khỏe của Nguyễn Xuân Son, việc chân sút nhập tịch khi nào sẽ có thể trở lại thi đấu cũng là đề tài nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo người hâm mộ bóng đá. Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec cho biết: "Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, cầu thủ có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Thời gian quay trở lại thi đấu không thể khẳng định trước mà sẽ phải xác định thông qua các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu ở các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể trở lại thi đấu".Theo ThS Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học thể thao, Vinmec, lộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. "Trong 1 - 2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Nguyễn Xuân Son sẽ được phép thi đấu trở lại", ông Thắng thông tin.Chưa hết, sau khi hồi phục và trở lại sân cỏ, việc cầu thủ từng dính chấn thương nặng có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước hay không là một chuyện khác. Về vấn đề này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec Times City đánh giá, mục tiêu điều trị cao nhất của Y học thể thao là giúp các vận động viên có thể lấy lại được phong độ như trước khi chấn thương. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa các bên bao gồm: đội ngũ y tế, bản thân vận động viên và ban huấn luyện tại CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Về lý thuyết, với chấn thương dạng này, Xuân Son có đủ khả năng quay trở lại phong độ như trước. Tuy nhiên trên thực tế, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác""Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, chúng tôi đã phẫu thuật cho rất nhiều VĐV đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, đa phần đều là trụ cột của CLB và đội tuyển quốc gia, điển hình như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều thi đấu ở World Cup sau những chấn thương dây chằng rất nặng, Nguyễn Thị Vạn vô địch cúp quốc gia cũng sau chấn thương đứt dây chằng, Nguyễn Văn Toản bắt chính ở SEA Games sau phẫu thuật khớp vai 6 tháng, Lê Văn Xuân trở lại đội hình của CLB Hà Nội sau 1 năm... và còn rất nhiều trường hợp điều trị không phẫu thuật khác. Vì vậy chúng tôi tin rằng, trường hợp của Xuân Son cũng hoàn toàn có khả năng phục hồi một cách tốt nhất để trở lại cống hiến cho CLB và đội tuyển Việt Nam", ThS-BS Hồ Ngọc Minh nói thêm.
Trương Minh Cường: Tôi thử vai phim 'Lật mặt 7' trong quán cà phê tại Mỹ
Chiều nay (7.1), Báo Thanh Niên sẽ gửi tới độc giả cuộc phỏng vấn HLV Kim Sang-sik, để lắng nghe những câu chuyện về AFF Cup 2024, cùng những dự định tương lai của ông Kim với bóng đá Việt Nam. Một trong những thắc mắc lớn nhất của độc giả Báo Thanh Niên là câu chuyện về Phạm Tuấn Hải. Chân sút 26 tuổi ngồi dự bị ở các trận trước đó, song tại chung kết lượt về, HLV Kim Sang-sik bất ngờ xếp anh đá chính. Để rồi, Tuấn Hải tỏa sáng với 1 bàn thắng, cùng 1 cú sút khiến Pansa Hemviboon đốt lưới. Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi cho HLV Kim Sang-sik: "Ông đã cất Tuấn Hải trong nhiều trận đấu trước đó trên ghế dự bị, rồi bất ngờ sử dụng ở chung kết. Đó là 'quân bài trong tay áo' mà ông đã để dành để khiến người Thái bất ngờ?"HLV Kim Sang-sik trả lời: "Tôi luôn có chiến thuật riêng cho mỗi trận đấu, đi kèm với đó là những cầu thủ phù hợp để đáp ứng chiến thuật ấy. Với tôi, Tuấn Hải là cầu thủ giỏi. Dù trước đó không được ra sân, nhưng Hải tập luyện cần mẫn, chuyên nghiệp. Tôi tôn trọng Tuấn Hải, khi cậu ấy cháy hết mình trên sân tập và thể hiện thái độ tốt. Ở trận chung kết, tôi tin rằng Tuấn Hải sẽ làm được điều gì đó nên quyết định sử dụng. Cảm ơn Tuấn Hải vì đã luôn cố gắng, đã chơi hay ở trận chung kết".Một chi tiết nữa độc giả Báo Thanh Niên cũng quan tâm, đó là thái độ của HLV Kim Sang-sik về bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Supachok Sarachat. Báo Thanh Niên hỏi ông Kim: "HLV Masatada Ishii của Thái Lan cho rằng đó là bàn thắng đẹp, còn ông nghĩ sao?".HLV Kim Sang-sik đáp: "Thành thực mà nói, đó không phải là bàn thắng đúng nghĩa. Tôi thất vọng vì thái độ bất lịch sự của Thái Lan. Họ đã hành xử không ổn chút nào. Tuy nhiên, quan trọng là sau đó đội tuyển Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ và ngược dòng thành công".Đội tuyển Việt Nam đã trở lại đỉnh cao AFF Cup sau hơn 6 năm chờ đợi, khi đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 ở hai lượt trận chung kết để lên ngôi vô địch. Chiến thắng tại Rajamangala giúp đội tuyển Việt Nam chạm đến nhiều cột mốc: thắng nhiều nhất trong một mùa giải vô địch AFF Cup (7 trận), lần đầu vô địch trên sân khách, lần đầu thắng Thái Lan 2 trận ở một giải đấu, cũng như lần đầu nâng cúp ở một giải chính thức trên đất Thái.Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn HLV Kim Sang-sik. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã xoay tua đội hình hợp lý giúp đội tuyển Việt Nam giàu sức biến hóa đến trận đấu cuối cùng.Ông cũng nâng tầm thể lực cầu thủ, truyền động lực để học trò vượt khó. Đội tuyển Việt Nam đã ghi tới... 19 bàn thắng trong hiệp 2 ở giải đấu năm nay, trong đó có những bàn thắng rất muộn của Tiến Linh (90+11), Xuân Son (90+14) hay Hai Long (90+19), minh chứng cho tinh thần quật cường của đội bóng áo đỏ. Chỉ sau 6 tháng huấn luyện, HLV Kim Sang-sik đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của tập thể trước đó còn gặp nhiều khó khăn. Ông trở thành nhà cầm quân người Hàn Quốc thứ hai (sau HLV Park Hang-seo) vô địch AFF Cup, cũng như nhà cầm quân thứ ba trong lịch sử (sau HLV Alfred Riedl và Henrique Calisto) từng thắng Thái Lan."Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua.Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam", HLV Kim Sang-sik bày tỏ.Trong ngày trở về nước (6.1), đội tuyển Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Triệu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tặng bằng khen với 29 cá nhân của đội tuyển. Phát biểu chúc mừng, biểu dương đội tuyển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến giờ này, ông vẫn trong cảm xúc về hành trình rất dài của đội tuyển tại giải lần này, từ lúc tập luyện đến thi đấu và giành chiến thắng."Đó là hành trình tràn đầy cảm xúc mà đỉnh điểm là trận chung kết, đặc biệt là bàn thắng cuối cùng của cầu thủ Nguyễn Hai Long khi trái bóng từ từ lăn vào lưới với sự bất lực của đối thủ trước sức mạnh của đội tuyển chúng ta. Đó là cảm xúc êm ái và dịu dàng, làm thăng hoa chiến thắng của chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính mộc mạc chia sẻ.Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được là nhờ sự đầu tư, quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhờ nỗ lực của ngành thể thao Việt Nam, với những thăng trầm và kết quả lần này là một sự đột phá; nhờ người hâm mộ đã luôn yêu quý, đồng hành, ủng hộ đội tuyển, luôn đong đầy tình yêu, sự quý mến.
Thái Lan đã có tới 7 lần vô địch AFF Cup, là đội bóng giàu thành tích nhất giải vô địch Đông Nam Á. Dù vậy, vẫn có những thông số chống lại đội tuyển Thái Lan trước trận chung kết lượt về AFF Cup năm nay..Không tính kỳ giải đang diễn ra, kể từ khi AFF Cup có vòng đấu loại trực tiếp (bán kết, chung kết) chuyển sang thi đấu với thể thức loại trực tiếp sau 2 lượt trận, sân nhà – sân đối phương, Thái Lan từng 4 lần bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi. Đội bóng xứ sở chùa vàng chỉ mới có 1 lần lội ngược dòng thành công. 3 lần còn lại, họ thua chung cuộc.Lần duy nhất mà Thái Lan thành công khi bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi là năm 2016 trước Indonesia. Năm đó, Thái Lan thua đội bóng xứ sở vạn đảo 1-2 trên sân Pakansari tại Bogor (Indonesia) ở lượt đi. Đến trận lượt về trên sân nhà ở sân Rajamangala tại Bangkok, Thái Lan thắng lại 2-0, chung cuộc Thái Lan thắng 3-2 sau 2 lượt trận. Tuy nhiên, đấy là Thái Lan giành chiến thắng trước Indonesia, đội bóng chuyên… thua trong các trận chung kết AFF Cup. Những lần còn lại, trước các đối thủ khác, khi đã bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi, Thái Lan luôn thua chung cuộc. Lần đầu tiên là tại AFF Cup 2007, Thái Lan thua Singapore 1-2 trên sân vận động quốc gia Singapore ở chung kết lượt đi. Đến trận chung kết lượt về, đội này chỉ hòa 1-1 với Singapore trên sân Suphachalasai (Bangkok). Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ nhì vào năm 2008, Thái Lan thua đội tuyển Việt Nam 1-2 ở trận chung kết lượt đi trên sân Rajamangala. Đến trận lượt về, 2 đội hòa nhau 1-1 ở sân Mỹ Đình. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ ba là tại AFF Cup 2012, Thái Lan thua Singapore 1-3 trong trận chung kết lượt đi trên sân Jalan Besar tại Singapore. Đến trận chung kết lượt về ở sân Suphachalasai, Thái Lan chỉ thắng lại Singapore 1-0. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Điều đó có nghĩa là trong 3 lần thua ở chung kết sau khi bị dẫn trước ở trận lượt đi, Thái Lan đều thua chung cuộc 2-3. Đồng thời, việc được thi đấu trận lượt về trên sân nhà chưa hẳn là lợi thế của đội tuyển Thái Lan, vì họ đã 2 lần thua chung cuộc sau khi bị dẫn ở trận lượt đi trên sân đối phương, dù được chơi trận lượt về trên sân nhà.Những thông số khác, nhìn từ lịch sử, như đã đề cập trước đó, cũng chống lại Thái Lan. rằng Đội này chưa bao giờ vô địch AFF Cup 3 lần liên tiếp. Đội bóng xứ sở chùa vàng đã vô địch các kỳ giải gần nhất 2020 và 2022. Chiếu theo lịch sử, họ khó mà vô địch ở giải năm nay. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua ở 2 trận chung kết AFF Cup liên tiếp. Chúng ta vừa thua ở trận chung kết AFF Cup 2022, nên chiếu theo lịch sử, năm nay đội tuyển Việt Nam sẽ chiến thắng và giành ngôi vô địch.Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua chung cuộc sau khi đã dẫn trước đối thủ sau trận chung kết lượt đi. Năm nay, chúng ta lại có chiến thắng trong trận lượt đi, nên nhìn từ lịch sử, đội bóng của HLV Kim Sang-sik khó mà để tuột ngôi vô địch AFF Cup khỏi tầm tay.
Nghe như tiếng đàn ong vo ve trong tai, người đàn ông đi khám và ‘tá hỏa’
Xem nhanh 12h ngày 7.2.2025 có những nội dung chính sau:Câu chuyện người đàn ông ở Trà Vinh làm rách 2 tờ vé số độc đắc khiến nhiều người tiếc nuối những ngày đầu năm. Và bản thân chủ nhân 2 tờ vé số là người tiếc nuối nhất. Theo thông tin trên Báo Dân Trí, người này cho biết dù còn rất buồn nhưng tinh thần đã ổn định để tiếp tục công việc. Người đàn ông là con út trong gia đình có 8 anh chị em, hiện đang độc thân và sống cùng nhà với mẹ và chị gái. Từ số tiền được những người trúng số san sẻ, ông dự định sẽ mua một nền nhà để ra ở riêng và qua tháng 2 sẽ đi Phú Quốc làm phụ hồ để kiếm sống. Mùng 10 tháng giêng - thời điểm mà nhiều người tin rằng mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm. Vì vậy, các tiệm vàng những ngày qua và sáng nay khá đông đúc, thậm chí có nơi khách xếp hàng từ sáng sớm để mong sở hữu một chỉ vàng lấy hên.Mùng 10 tháng giêng được nhiều người gọi là ngày vía Thần tài, nhưng liệu Thần Thổ địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa có dần bị quên lãng khi tục thờ Thần tài ngày càng phổ biến? Và vì sao việc mua vàng lấy hên lại trở thành một nét quen thuộc trong ngày này?Thị trường vàng sôi động và nhiều biến động trong vài ngày qua để chờ đợi ngày vía Thần tài, bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng từ giá vàng trên thế giới. Chiều mùng 9 giá vàng trong nước bất ngờ giảm mạnh, vậy còn sáng nay thì như thế nào, kính mời quý vị cùng theo dõi trong chuyên mục Biến động vàng.'Mùng 10 tháng giêng' trước đây và hiện tại: Thần Thổ địa có bị quên lãng?Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 8.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.