Lạc lối những ngày hè tại 3 khu nghỉ có tầm nhìn tuyệt đẹp
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đặt mục tiêu giành trọn 3 điểm để chen chân vào tốp 4. Đội bóng ngành công an cũng được dự đoán sẽ không gặp nhiều khó khăn khi sở hữu dàn cầu thủ chất lượng và phong độ tốt hơn hẳn SLNA.Tuy nhiên, trong hiệp 1, đội bóng của HLV Polking gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Phải nhờ đến sai lầm của thủ thành Văn Việt phía SLNA ở phút 39, CLB CAHN mới tìm được bàn mở tỷ số. Lợi thế dẫn bàn của đội khách cũng không duy trì được lâu khi đến phút 45, ngoại binh Kuku của SLNA đánh đầu chính xác, đưa trận đấu về vạch xuất phát. Đến hiệp 2, CLB CAHN đẩy cao sức ép nhằm tìm thêm bàn thắng. Dù tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng các chân sút của CLB CAHN lại kém duyên, không thể xuyên thủng lưới của SLNA và chấp nhận trận hòa 1-1.Bị cầm chân 1-1 trên sân Vinh, CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội chen chân vào tốp 4. Đội bóng của HLV Polking có 21 điểm, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Đồng thời, khoảng cách giữa họ và đội đầu bảng Nam Định giờ đây đã được nới rộng lên thành 9 điểm. Phía đối diện, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13.Trận thắng quan trọng trên sân Bình Định giúp CLB Bình Dương có 24 điểm sau 15 trận, vươn lên đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Ở chiều ngược lại, CLB Bình Định có 13 điểm, đứng vị trí thứ 12. CLB Bình Định hiện đã bị đội xếp sau là CLB SLNA cân bằng về điểm số và chỉ có thể xếp trên nhờ có hiệu số tốt hơn. Cuộc chiến nhóm cuối, tránh rớt hạng đang rất căng thẳng.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnVòng tay yêu thương - Truyện ngắn dự thi của Hải Nguyên (TP.HCM)
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Cá chép om dưa quán lá
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.
Xuất hiện ấn tượng, nữ fashionita Việt Nam trở thành 'con cưng' của nhà mốt Ý
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.