Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không rửa mặt buổi tối mỗi ngày?
Tết đến câu chuyện lì xì rất được quan tâm. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là việc quan trọng nên hình thức phải chỉnh chu. Trước tết, họ chịu khó đi đổi tiền mới, tìm mua những bao lì xì độc đáo để tặng người thân, bạn bè. Thông thường, từ mùng 1 tết, mọi người sẽ lì xì nhau trong lần gặp mặt đầu tiên. Việc lì xì đầu năm không chỉ diễn ra tới mùng 3 tết mà có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Trong không khí rộn ràng của năm mới, những bao lì xì rực rỡ màu sắc với những lời chúc tốt đẹp tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Vì vậy, không chỉ các em nhỏ mà đôi khi người lớn cũng thích nhận lì xì. Theo truyền thống xưa, quà lì xì thường là tiền mặt, gồm 1 tờ tiền chẵn và vài đồng bạc lẻ với ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở. Phong bì không nhiều tiền vì mang giá trị tinh thần là chính. Tuy nhiên, tết nay, bên cạnh việc lì xì bằng tiền mặt hay chuyển khoản thì nhiều người còn lì xì bằng vé số. Anh Sơn Hoài Thanh (33 tuổi, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) cho biết những ngày đầu năm, anh đi chúc tết rất nhiều nhà, dòng họ và cả những bạn bè xã giao. Nhiều em nhỏ ra khoanh tay, lễ phép thưa và gửi lời chúc mừng năm mới. Những tình huống như vậy, nếu không lì xì sẽ rất ngại. Vì vậy, để không bị khó xử, anh chuẩn bị rất nhiều tờ vé số để tặng và xem đó như là một món quà lì xì."Nếu chỗ nào cũng lì xì thì chắc cháy túi. Đáng nói là bây giờ mà lì xì 10.000, 20.000 đồng là bị chê ít ngay. Tôi thấy lì xì bằng vé số cũng lịch sự, ý nghĩa, thử vận may cũng hay. Biết đâu may mắn trúng giải thì số tiền lớn hơn gấp nhiều lần", anh Thanh nói.Tuy nhiên, theo chị Lưu Kiều Loan (37 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang) thì có vẻ người nhận không mấy hào hứng khi được lì xì bằng vé số. Vì vậy, mỗi khi tết đến, chị Loan tính lại số lượng con cháu trong dòng họ để chuẩn bị lì xì bằng tiền mặt. Tùy vào độ tuổi và mức độ thân thiết, chị sẽ lì xì 50.000, 100.000 đồng. "Nhiều lúc mình vừa lì xì xong là các cháu mở ngay tại chỗ xem bao nhiêu. Cũng có các anh chị lì xì bằng vé số nhưng tôi thấy các cháu chẳng thèm cất vào túi mà vứt đại trên bàn. Có vẻ các cháu chỉ thích món quà kiểu "mì ăn liền" hơn là những tờ vé số", chị Loan nói.Trong khi đó, chị Lưu Thị Mỹ (35 tuổi, H.Long Mỹ, Hậu Giang), cho rằng việc lì xì bằng vé số thì "có cũng như không" vì xác suất trúng không nhiều. Thay vì mua 2 tờ vé số thì lấy 20.000 đồng lì xì cho trẻ nhỏ sẽ thiết thực hơn. Chị Mỹ bộc bạch: "Bây giờ lì xì cũng phải có qua có lại. Con tôi nhận bao nhiêu thì ghi nhớ đó, để bữa gặp con cháu người ta lì xì lại. Chỉ có thể lì xì bằng hoặc cao hơn, không thể thấp hơn dễ bị đánh giá là không biết điều. Nhưng chả lẽ người ta lì xì vé số rồi mình mua vé số lì xì lại. Tôi nghĩ nên cứ giữ phong tục lì xì bằng tiền mặt, để sau tết còn mua được sữa, quần áo, dụng cụ học tập cho con". Với anh Lê Trọng Phúc (24 tuổi, ngụ H.Long Mỹ, Hậu Giang), trong Tết Nguyên đán, việc lì xì mang ý nghĩa tinh thần là chính, không nên đặt nặng quá về mặt giá trị và hình thức. Lì xì bằng vé số cũng có cái hay riêng với người lớn, nhưng đúng là có vẻ không phù hợp với sở thích và mong mỏi của các em nhỏ."Người lớn sẽ vui vẻ nhận những tờ vé số hơn là tiền mặt. Bởi cách lì xì này bất ngờ, mang ý nghĩa thử vận may trong những ngày đầu năm. Tuy nhiên, nếu có người lì xì các em nhỏ bằng vé số thì các phụ huynh cũng nên dặn con cái sự trân trọng, biết ơn. Bởi người ta có lòng mới chuẩn bị lì xì cho mình", anh Phúc bày tỏ.Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Học sinh nào thuộc diện tuyển thẳng?
Lê Hoàng Anh Tài (20 tuổi, quê Tiền Giang) là một "nạn nhân" của hàng dài kẹt xe chiều mùng 2 tết. Tài cho biết gia đình lái xe cá nhân lên Đà Lạt du lịch, thế nhưng vừa ra khỏi đèo Bảo Lộc thì kẹt xe. Tài cho biết: "Trước tình cảnh chờ đợi do kẹt xe, gia đình đã quyết định thay đổi kế hoạch và ở lại Bảo Lộc. Khí hậu không khác so với Đà Lạt nhưng ít xe cộ và khách du lịch hơn nên gia đình mình thấy rất thoải mái". Đây là lần đầu tiên Tài đến Bảo Lộc du lịch và thấy ấn tượng với cảnh đẹp, không khí tại nơi này. "Giá cả của các dịch vụ ở đây cũng hợp lý. Mình và gia đình đều hài lòng với trải nghiệm này và chắc chắn sẽ quay trở lại nếu có cơ hội", Tài nói. Gia đình Tài dự kiến sẽ trở về quê vào mùng 5 tết. Lê Thị Thiên Phúc (19 tuổi, quê Đà Nẵng) cũng cho biết đi du lịch cùng với gia đình, nhưng do tuyến đường lên Đà Lạt quá chật vật nên đã ở lại Bảo Lộc để vui chơi. Phúc cùng các thành viên trong gia đình đã thức dậy từ 4 giờ sáng để kịp săn mây tại đèo mây Lộc Thành (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng). Phúc cho biết đây là lần đầu tiên may mắn bắt trọn khoảnh khắc biển mây tuyệt đẹp sau nhiều lần du lịch tại Lâm Đồng. "Ở Bảo Lộc lượng khách du lịch không đông lắm, nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp chẳng khác Đà Lạt. Mình đã được trải nghiệm cảm giác đón bình minh trên mây trong không khí se lạnh, thực sự rất vui", Phúc hào hứng nói. Còn Phạm Thoại Nguyên (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng "quay đầu xe" ở lại Bảo Lộc thay vì cố lên Đà Lạt đông đúc. Nguyên đã tự tìm hiểu về những địa điểm vui chơi tại Bảo Lộc để có kỳ du lịch thoả mái. Nguyên cho biết cảm thấy Bảo Lộc là một địa phương phù hợp với tính cách vốn hướng nội của bản thân. "Mình cho rằng mục đích của đi du lịch là để thư giãn tinh thần. Thay vì chạy theo xu hướng, chọn địa điểm nổi tiếng nhiều người đi thì mình ưu tiên chọn địa điểm cho mình cảm giác thoải mái hơn", Nguyên nói. Đặng Võ Uyên Phương (22 tuổi, quê Lâm Đồng) rất tự hào khi sinh ra và lớn lên tại TP.Bảo Lộc. Phương không ngại mời bạn bè từ nơi khác đến nhà chơi để thăm thú quê hương mình. "Khi đến Bảo Lộc lần đầu tiên, nhiều người bạn của mình đã thấy ấn tượng vì khí hậu không khác Đà Lạt. Các bạn đều hài lòng, thậm chí còn lên kế hoạch để tiếp tục quay lại Bảo Lộc trong năm nay", Phương nói. Phương cũng cho rằng nếu du lịch vào dịp tết đến, có thể lựa chọn Bảo Lộc để tránh cảnh đông đúc, chật chội mà vẫn có thể bắt gặp nhiều cảnh đẹp, trải nghiệm được các nét văn hóa truyền thống của dân tộc vùng Tây Nguyên. Phương cũng chỉ ra các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bảo Lộc, du khách có thể đến tham quan một số địa điểm: Khu du lịch thác Đam B'ri, Tu viện Bát Nhã, Chùa linh Quy Pháp Ấn, đèo mây Lộc Thành, đồi chè Tâm Châu...
Người dân muốn xuất khẩu lao động, tìm thông tin ở đâu cho an toàn?
Trong tập 4 chương trình Người yêu tôi đỉnh nhất, Hari Won, Sam và Diệu Nhi chào đón thêm 2 khách mời là ca sĩ Will và Ái Phương. Tính cách hài hước của hai ca sĩ này giúp cho chương trình trở nên thú vị và sôi nổi hơn.Khi Nam vương Cao Xuân Tài cùng bạn gái xuất hiện trên sân khấu và mang đến từ khóa "Đưa nhau đi trốn" thì lập tức bị Will chất vấn. Cựu thành viên nhóm 365 chia sẻ anh có quen biết Cao Xuân Tài và đánh giá Nam vương Man Of The World 2018 là người ít nói và hiền lành nhưng tại sao nam người mẫu lại liều lĩnh đưa bạn gái đi trốn.Giải thích về câu chuyện này, Cao Xuân Tài cho biết: "Tôi và Châu yêu nhau trong thời điểm dịch bệnh nên chỉ tỏ tình và chấp nhận quen nhau qua tin nhắn. Sau khi hết giãn cách, tôi đến một quán lẩu gà lá é để ăn, vì phong cách đồi núi ở trước quán rất đẹp nên tôi chụp và đăng lên Facebook kèm dòng trạng thái "Đưa nhau đi trốn". Sau đó, tôi hẹn Châu ra cà phê gặp mặt lần đầu. Lúc đó, Châu tranh thủ cả nhà ngủ trưa để ra gặp tôi, chắc khoảng được 30 phút thì mẹ Châu thức dậy và không thấy con gái trong nhà. Trớ trêu là bác lại thấy tấm hình lúc nãy tôi vừa đăng nên cả gia đình của Châu hoảng loạn và còn báo công an nữa". Câu chuyện của Cao Xuân Tài khiến cả ban bình luận cười nghiêng ngả.Đến phần thi hát của thí sinh Đức Hải, Will thẳng thắn nhận xét: "Anh cảm thấy em có một nỗi sợ nào đó đang ẩn giấu, điều này thể hiện khá rõ trên gương mặt em". Đáp lại, Đức Hải thừa nhận: "Bình thường em là người suy nghĩ nhiều và thường hay cân nhắc kỹ lưỡng mọi thứ. Anh là một ca sĩ gạo cội, nếu anh cảm nhận được điều đó thì em rất cảm ơn. Em sẽ cố gắng khắc phục biểu cảm gương mặt để bài hát được truyền tải tốt hơn".Khi nghe Đức Hải gọi Will là "ca sĩ gạo cội", Thanh Duy và Sam lập tức trêu chọc khiến cựu thành viên 365 bối rối. Ngay sau đó, nam thí sinh này lên tiếng giải thích: "Em biết anh Will đã hoạt động trong nhóm 365 từ rất lâu. Em còn sinh năm 2000...". Chưa để Đức Hải nói hết câu, Diệu Nhi tiếp tục "cà khịa": "Ở độ tuổi này, em nên gọi anh Will là chú mới đúng". Tình huống bất ngờ này khiến cựu thành viên 365 chỉ biết cười trừ và nhắn nhủ đến thí sinh Đức Hải: "Có những thứ mình không nên giải thích quá nhiều". Tiếp đó, ban bình luận được thưởng thức màn so tài gay cấn giữa thí sinh Đức Hải và Hùng Phạm. Sau cùng, với phần thể hiện xuất sắc, Hùng Phạm giành được chiến thắng với giải thưởng 80 triệu đồng.
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Sao nữ của Dĩ Ái Vi Doanh vào 'tứ đại phèn nữ' vì gu thời trang
Điều gì thúc đẩy để anh trở thành nhà thiết kế áo dài?Lý do để tôi gắn bó với áo dài là nhờ sự may mắn khi các sản phẩm sáng tạo được đón nhận ngay từ ngày đầu. Ca sĩ Thùy Dung là người nổi tiếng đầu tiên mặc trang phục của tôi trên sóng truyền hình. Đó là một thiết kế đầm dạ hội cách tân từ áo dài nằm trong bộ sưu tập đồ án tốt nghiệp.Năm 2005, bộ sưu tập áo dài đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí Mốt, bộ sưu tập thứ hai trình diễn ở Festival Huế 2006. Sau này nhìn lại, tôi tự nhận đó là những mẫu áo dài khá "ngô nghê" nhưng chúng giúp tôi có được những khách hàng đầu tiên. Nhiều người biết đến tôi từ đó, họ vẫn gắn bó và đi cùng đến ngày hôm nay, khi tôi đã có một hành trình dài với áo dài Việt.Vì sao áo dài thập niên 1930 trở thành thương hiệu gắn với tên tuổi của Vũ Việt Hà?Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Từ năm 2007, tôi vẽ phác thảo, lên mẫu thật dựa vào tranh của các danh họa. Tôi theo đuổi công việc này ròng rã nhiều năm, vừa làm vừa đào sâu nghiên cứu, cải tiến, tinh chỉnh chi tiết, cập nhật xu hướng rồi từ đó hoàn thiện phom áo dài mang nét riêng.Ngoài phom dáng, điểm đặc biệt nhất trên áo dài xưa của tôi là chất liệu. Tất cả đều do tôi nghiên cứu và chọn lựa. Từ vải thổ cẩm đến tơ lụa, sợi gai, tơ dứa, tơ sen… đều do tôi tuyển chọn từ sợi thô, áp dụng cách dệt thủ công, nhuộm màu tự nhiên theo kỹ thuật của nghệ nhân làng nghề…Trong suốt 9 năm tham gia Vietnam Designers House (mô hình thành lập năm 2010, quy tụ nhiều nhà thiết kế Việt trưng bày và bán các thiết kế mới), trong khi mọi người đều làm áo dài chiết eo truyền thống thì tôi vẫn chọn áo dài xưa. Thời đó giá bán một chiếc áo tương đương 1 tháng lương của nhân viên văn phòng, nhưng tôi vẫn bán được dù chỉ 1 - 2 chiếc mỗi tháng. Tôi xem đó là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa.Với số lượng bán ra khiêm tốn như vậy, làm sao anh sống được với nghề thiết kế?Tôi may mắn khi luôn nằm trong top các nhà thiết kế có doanh thu cao nhất nhì Vietnam Designers House. Tôi có đầm dạ hội, váy dạo phố cùng nhiều loại trang phục khác và chúng mang đến kinh tế để tôi nuôi đam mê áo dài.Mãi đến khoảng 6 năm trở lại đây, áo dài suông thập niên 1930 mới trở thành trào lưu được yêu thích. Việc những người đẹp nổi tiếng như Tăng Thanh Hà, nghệ sĩ múa Linh Nga mặc chụp ảnh tết hay đi chơi xuân càng góp phần lan tỏa mạnh hơn. Áo dài xưa đã tìm được chỗ đứng riêng.Hiện tại, tôi đã tự tin hơn với áo dài. Tôi vẫn say sưa nghiên cứu, tìm tòi các chất liệu mới và luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Tôi rất trân trọng công việc này, mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện, mỗi chiếc áo dài là một sản phẩm văn hóa truyền thống mang hơi thở cuộc sống.Tháng 6.2024, anh có màn xuất hiện ấn tượng tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM. Vì sao đến mùa diễn thu đông tổ chức tại thủ đô Hà Nội anh lại vắng mặt?Tôi nhập viện gần 1 tháng sau khi vắt kiệt sức lực để làm cùng lúc 3 - 4 bộ sưu tập diễn ở tuần lễ thời trang, Festival Huế, lễ hội văn hóa…, tôi làm các bộ sưu tập nhỏ, các đơn hàng và thêm công việc giảng dạy. Vốn dĩ là người đam mê thể thao, ngày nào không tập là thấy uể oải không có sức khỏe, thiếu sự phấn chấn, sáng tạo, vậy mà tôi vẫn bị kiệt sức. Tôi nhận ra rằng không có sức khỏe thì không có gì cả, kể cả sức sáng tạo cũng sẽ thui chột.Thêm vào đó, 100% nguyên liệu cho bộ sưu tập mới tôi đặt hàng từ đồng bào vùng Tây Bắc. Đợt bão lũ lớn năm 2024 đã ảnh hưởng đến tiến độ. Hai yếu tố này khiến tôi hiểu rằng mình phải chậm lại. Tôi dừng kế hoạch ra bộ sưu tập mới ở sự kiện tại Hà Nội nhưng sẽ trở lại mạnh mẽ ở thời điểm gần Tết Nguyên đán và mùa xuân 2025.Anh quan niệm thế nào về sự bay bổng sáng tạo, đặc biệt trong sáng tạo áo dài?Có vô số nhà thiết kế làm áo dài, do đó để tạo dựng được thương hiệu không dễ. Tôi nghĩ để thành công đôi khi phải trả giá, phải đánh đổi bằng sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả sự thiệt thòi về mặt gia đình. Tuy nhiên, nếu kiên trì, đặt cái tâm vào công việc và có một chút may mắn thì thành quả rất xứng đáng.Tôi quan niệm mỗi lần ra mắt, bộ sưu tập mới phải dung hòa được các yếu tố về thẩm mỹ, hiệu ứng thị giác, mang đến cảm xúc và có tính ứng dụng trong cuộc sống. Có những thiết kế của tôi bị nhận xét quá bay bổng, quá nghệ thuật, nhưng thực ra tôi đã tự cân chỉnh giữa sáng tạo và ứng dụng. Thiết kế thời trang không chỉ để thỏa mãn cái tôi mà còn phải mang đến giá trị cho người mặc thực tế.Đâu là chất liệu quý hiếm mà anh tâm đắc khi đưa lên áo dài?Tôi làm áo dài từ thổ cẩm, tơ tằm, tơ dứa, sợi gai, tơ sen…, đều là những chất liệu tự nhiên và quý hiếm. Vải tơ sen được tôi phát hiện trong chuyến đi về làng Phùng Xá, Hà Tây. Từ hơn 11.000 cây sen và hàng trăm công thợ mới làm ra được 1 mét vải.Do quá kỳ công nên tơ sen vô cùng đắt đỏ và chỉ được làm thành khăn choàng. Vải tơ sen có ưu điểm vượt trội về độ co giãn, mặt vải mộc mạc và tỏa mùi sen thơm ngát. Tôi kết hợp tơ sen với tơ tằm và sợi bố để làm nên bộ sưu tập Nối dài - vẫn là các thiết kế áo dài theo phom áo dài cổ thập niên 1930 trong bộ ảnh chụp Linh Nga và mẫu nhí Minh Thảo.Cuộc sống đầy ắp và bộn bề là vậy, nhưng được biết anh vẫn thường xuyên đi dạy?Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng đam mê thời trang của tôi từ thuở sơ khai. Năm 2014, tôi nhận được lời mời từ khoa Mỹ thuật ứng dụng và trở lại trường giảng dạy thiết kế thời trang với lòng biết ơn và tri ân ngôi trường này.Công việc giảng dạy không đơn giản, chiếm nhiều thời gian, nhưng ngược lại, các bạn trẻ cho tôi những bài học mới. Tôi học từ họ sự nhanh nhạy, cập nhật nhanh xu thế mới, có được nhiều ý tưởng mới, và qua đó có thể chuyển hóa được các giá trị cũ mới đan xen.Anh có lời khuyên nào dành cho nhà thiết kế trẻ? Họ cần gì để thành công?Thời tôi đi học hơn 20 năm trước không có mạng xã hội, internet chưa phát triển, nên rất thiếu thông tin về thế giới. Hiện nay, bạn trẻ có nhiều công cụ hỗ trợ, họ vừa nhanh nhạy, vừa nắm bắt xu hướng tốt, nhưng lại hơi vội vàng. Tôi cho rằng bạn trẻ cần chăm chỉ, kiên trì, lao động bền bỉ để có nền móng vững mới mong gặt hái thành công lâu dài.Còn công việc làm mentor cho các cuộc thi trang phục văn hóa dân tộc?Các cuộc thi tôi làm mentor gần đây là Hoa hậu Quốc gia Việt Nam, Vietnam Next-Gen Fashion cũng giống như công việc giảng dạy. Tôi được tiếp xúc với các nhà thiết kế trẻ và đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ vì các bạn rất tài năng. Họ mang đến cho tôi sự hứng thú, tôi học hỏi từ các bạn trẻ, do vậy việc này rất xứng đáng để dành thời gian.Tuy bận rộn là vậy nhưng tôi luôn dành ưu tiên cho việc cần thiết nhất. Ngày nào tôi ở Hà Nội thì vẫn sáng đưa con đi học, chiều đón con về. Đó là niềm hạnh phúc mà tôi trân trọng và muốn đóng góp cùng gia đình.Tết của gia đình anh sẽ như thế nào?Khác với xu hướng chung của xã hội khi tết ngày càng bị coi nhẹ thì tôi và gia đình vẫn giữ nét truyền thống tết xưa của người Hà Nội. Ở tuổi này tôi vẫn được phân công rửa lá dong gói bánh chưng. Vài năm gần đây, gia đình tôi có thói quen đi sắm tết vùng cao, cả nhà đi mua gạo nếp nương, thịt gác bếp, hoa đào rừng… về ăn tết.Được sum họp quây quần bên người thân, có mặt bên gia đình mang đến sự đầy đủ về tinh thần và làm nên hạnh phúc của tôi. Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Vũ Việt Hà sinh ra và làm việc tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp năm 2001. Với hơn 2 thập niên làm việc không ngừng, anh ghi dấu ấn với nhiều bộ sưu tập ấn tượng như Ngày trở về, Chuyện tình cao nguyên đá, Mộng xưa, Thiên di, Về quê, Ký gửi người Mông vào tương lai, Cô ấy là ai… Ngoài giới thiệu bộ sưu tập mới tại các tuần lễ thời trang, anh đều đặn tham gia các mùa Festival áo dài, Festival Huế, sự kiện Ngày Việt Nam tổ chức ở nhiều quốc gia. Giải thưởng đầu tiên anh giành được là giải Viện thiết kế Murase tại cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2004.Tôi có cơ hội hợp tác với anh Vũ Việt Hà từ năm 2017, khi chụp bộ ảnh với người mẫu là Hoa hậu Ngọc Hân. Kể từ đó, tôi nhiều lần từ Nam ra Bắc, theo anh lên Tây Bắc hay sang Dubai (UAE) để chụp những bộ sưu tập mới mà anh giới thiệu tại các sự kiện thời trang, văn hóa và ngoại giao của Việt Nam.Điều tôi ấn tượng nhất, anh là nhà thiết kế hiếm hoi luôn tìm kiếm và phát triển các chất liệu mới. Anh đã kinh qua những chất liệu quý hiếm mang tính độc bản như thổ cẩm, tơ dứa, tơ sen… Và tôi bị áp lực phải thể hiện được sự khác biệt, độc đáo đó qua hình ảnh theo cách đẹp nhất. Mỗi lần chụp là một lần thử thách nhưng tràn đầy cảm hứng vì áo dài của anh có chất riêng, phom dáng hoài cổ, nhưng được làm mới cực kỳ thú vị.Ngoài ra, Vũ Việt Hà là một nhà thiết kế trí thức, có nền tảng kiến thức và văn hóa vững chắc, luôn có thể thăng hoa với sáng tạo. Anh là một trong những nhà thiết kế Việt Nam làm tốt nhất công việc phát triển văn hóa và bản sắc Việt.Nhiếp ảnh gia Kiếng Cận